Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Cuộc Thi Hùng Biện "Xã Hội Và Tôi" 2016

Hết hạn

Xã hội phát triển nhanh đi kèm với nhiều bài toán cần giải. Giữ cây cổ thụ hay làm đường cao tốc? Bảo tồn truyền thống hay bãi bỏ hủ tục? Thực phẩm bẩn là vấn đề kinh tế, y tế hay dân trí? Hô hào khẩu hiệu, lôi kéo người thân có giúp bạn làm giàu?

Thế nào là anh hùng bàn phím và thế nào là báo chí công dân? Ai cũng có lý lẽ của mình. Nhưng chúng tôi muốn lắng nghe lý lẽ CỦA BẠN - những người chủ tương lai của đất nước, những công dân toàn cầu, nhìn rộng & nhìn xa!

Cuộc thi hùng biện “Xã hội và tôi” do TT Service Learning ĐH Hoa Sen và Học viện Global Acknowledged Professionals (G.A.P.) đồng tổ chức, với#SaveSonDoong là đơn vị truyền thông sẽ là diễn đàn để bạn thể hiện quan điểm của mình trước các vấn đề xã hội được quan tâm nhất hiện nay. Đồng thời là cơ hội để các bạn được đào tạo một cách chuyên nghiệp các kĩ năng Thu thập thông tin (Workshop 1: "Nhìn rộng"), Phân tích lý lẽ (Workshop 2: "Nhìn xa"), và Hùng biện bằng tiếng Việt và tiếng Anh (Workshop 3: "Công dân toàn cầu").

xa hoi

CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:
Tổng giá trị giải thưởng lên đến 100 triệu, cộng với 2 cơ hội thực tập tại UNESCO-CEP cho 3 đội vào chung kết.

ĐỐI TƯỢNG DỰ THI:
- Là học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên trong độ tuổi 16 - 25 tuổi đang sinh sống tại TPHCM và các tỉnh thành lân cận.
- Hình thức dự thi: cá nhân hoặc theo đội (2-3 thành viên/đội), mỗi cá nhân/ đội có thể tham gia nhiều ý tưởng dự thi.

CHỦ ĐỀ DỰ THI:
- Chủ đề cuộc thi tập trung vào các vấn đề nghị luận xã hội, qua đó có thể đề xuất giải pháp hoặc đưa ra thông điệp kêu gọi mọi người cùng hành động để giải quyết các bức xúc xã hội.
- BTC không giới hạn về ý tưởng cũng như về các lĩnh vực của các đội tham gia dự thi.

HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
* Vòng 1: Vòng ý tưởng
- Các đội/ thí sinh quay video với thời lượng tối đa 3 phút hoặc viết bài không quá 1000 từ (Điểm cộng dành cho đội/ thí sinh gởi video).
- Tải lên youtube, facebook, vimeo, hoặc bất cứ video-sharing platform nào.
- Gởi link hoặc bài viết vào email [email protected]

Bắt đầu mở đơn: 07/03/2016

Thời hạn nộp bài: 27/03/2016

Kết quả: 31/03/2016 công bố 10 đội/ cá nhân (tổng cộng tối đa 30 thí sinh) xuất sắc nhất vào vòng 2.

*Vòng 2: Vòng tập huấn & bán kết
- Cách thức: Các đội sẽ được tham gia 4 buổi tập huấn theo chuyên đề, mỗi buổi kéo dài 3 tiếng, do các chuyên gia đến từ Học viện GAP thực hiện (4 workshops diễn ra vào cuối tuần)
- Các đội sẽ trình bày về quan điểm dựa trên 1 trong 10 chủ đề do BTC đưa ra. Bài dự thi sẽ được đăng trên event page của cuộc thi và khán giả có thời gian 1 tuần để bầu chọn cho bài thi hay nhất.

Workshop 1, 09h00 - 12h00, 02/4/2016: Research Skill

Workshop 2, 13h30 - 16h30, 02/4/2016: Problem Solving & Analytical Skills

Workshop 3, 09h00 - 12h00, 03/4/2016: Public Speaking Skill

Workshop 4, 13h30 - 16h30, 03/4/2016: Presentation in English

*Vòng 3: Vòng bán kết

Cách thức: Các đội quay 1 video (thời lượng không quá 3 phút), upload lên youtube, facebook, vimeo, hoặc bất cứ video-sharing platform nào, và chia sẻ link trên về form đăng ký của BTC.

Các đội sẽ trình bày về quan điểm dựa trên 1 trong 10 chủ đề do BTC đưa ra. Bài dự thi sẽ được đăng trên fanpage của cuộc thi và khán giả có thời gian 1 tuần để bầu chọn cho bài thi hay nhất.

Thời hạn nộp bài: 10/04/2016.

Kết thúc bình chọn: 23h59 17/04/2016.

Kết quả: 17/04/2016 công bố 3 đội/ cá nhân (tổng cộng tối đa 9 thí sinh) xuất sắc nhất vào vòng 4.

Lưu ý: ở vòng này, BTC sẽ chọn ra 2 đội có phần trình bày tốt nhất cộng với 1 đội có lượt like cao nhất vào vòng chung kết.

*Vòng 4 - Vòng chung kết (24/04/2016):

Cách thức:

- 3 đội lọt vào vòng chung kết sẽ nhận cùng 1 chủ đề hùng biện ngay trong ngày chung kết và có 30 phút để chuẩn bị phần nội dung hùng biện của mình (các đội được phép sử dụng tất cả các phương tiện nghiên cứu khác nhau để chuẩn bị cho phần này).

- 3 đội sẽ lần lượt có 10 phút hùng biện trên sân khấu đi kèm theo sau đó là 10 phút trả lời câu hỏi từ Ban cố vấn (độc lập với Ban giám khảo) cũng như từ khán giả.

- Thứ tự trình bày của các đội sẽ do bốc thăm ngẫu nhiên. Trong lúc 1 đội trình diễn trên sân khấu, 2 đội còn lại sẽ được tập trung trong phòng kín.

- Hội đồng Ban giám khảo gồm 3 người sẽ chấm điểm độc lập từng đội theo thang điểm từ 1 đến 10 (với bậc điểm là 0.25).

- Mỗi khán giả vào xem chung kết cuộc thi cũng sẽ nhận được 1 phiếu bầu. Sau khi 3 đội kết thúc phần trình diễn, khán giả sẽ được phép bỏ phiếu bầu của mình vào thùng phiếu của đội mà mình yêu thích nhất.

- Đội có số bầu từ khán giả cao nhất sẽ được cộng 0.5 điểm thưởng.

- Đội có số bầu từ khán giả cao thứ nhì sẽ được cộng 0.25 điểm thưởng.

- Số điểm của mỗi đội sẽ được tính theo công thức: trung bình điểm của Hội đồng BGK + điểm thưởng.

Kết quả: Sẽ có 5 giải thưởng được trao trong ngày chung kết

- 1 Giải nhất

- 1 Giải nhì

- 1 Giải ba

- 1 Giải dành cho Đội được nhiều phiếu bầu nhất

- 1 Giải dành cho Khán giả có câu hỏi cho các đội hay nhất (theo đánh giá của BGK)

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG:

1. Tiêu chí đánh giá - Vòng 1 & 3: Hội đồng giám khảo sẽ chấm thi dựa vào các tiêu chí:

- Bố cục & cách thức truyền tải của bài thuyết trình (3 điểm)

- Cách sử dụng ngôn ngữ (3 điểm)

- Ý tưởng của nội dung (4 điểm)

- Mục tiêu rõ ràng

- Bố cục mạch lạc

- Mở bài và kết luận thú vị

- Thể hiện được phong cách và sự tự tin

- Sử dụng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hình thể, và các kỹ năng thuyết trình khác lưu loát

- Sử dụng ngôn ngữ hùng biện hiệu quả, không đi quá sâu vào kỹ thuật hoặc không quá hoa mỹ

- Ngữ pháp chính xác

- Tính sáng tạo, độc đáo của ý tưởng

- Độ chính xác của thông tin được đưa ra

- Tính khả thi của các đề xuất

2. Tiêu chí đánh giá - Vòng 4: Hội đồng giám khảo sẽ chấm thi dựa vào các tiêu chí:

- Bố cục & cách thức truyền tải của bài thuyết trình (2 điểm)

- Mục tiêu rõ ràng

- Bố cục mạch lạc

- Cách sử dụng ngôn ngữ (2 điểm)

- Ý tưởng của nội dung (2 điểm)

- Phần thuyết trình trên sân khấu (2 điểm)

- Phần trả lời câu hỏi từ Ban Cố vấn và Khán giả (2 điểm)

- Mở bài và kết luận thú vị

- Thể hiện được phong cách và sự tự tin

- Sử dụng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hình thể, và các kỹ năng thuyết trình khác lưu loát

- Sử dụng ngôn ngữ hùng biện hiệu quả..

- Ngữ pháp chính xác

- Tính sáng tạo, độc đáo của ý tưởng

- Độ chính xác của thông tin được đưa ra

- Tính khả thi của các đề xuất

- Sử dụng ngôn ngữ hình thể, các công cụ kỹ thuật hiệu quả

- Có sự kết nối với khán giả

- Trang phục phù hợp

- Tốc độ, giọng nói, cường độ, và sự nhuần nhuyễn phù hợp

- Sử dụng hiệu quả việc ghi chú

- Quản lý thời gian tốt

- Diễn giả có thể đưa ra được thêm nhiều thông tin so với bài thuyết trình đã chuẩn bị.

- Diễn giả thể hiện sự sáng tạo, cách giải quyết vấn đề hợp lý với các câu hỏi được nhận.

GIẢI THƯỞNG:

Giải thưởng chính thức của cuộc thi:

01 Giải Nhất: 5.000.000 đồng tiền mặt & 9 học bổng từ Học viện GAP (mỗi học bổng tương đương với 1 khóa học, trị giá tối đa là 5 triệu đồng/khóa)

01 Giải Nhì: 2.000.000 đồng tiền mặt & 6 học bổng từ Học viện GAP (mỗi học bổng tương đương với 1 khóa học, trị giá tối đa là 5 triệu đồng/khóa)

01 Giải Ba: 3 học bổng từ Học viện GAP (mỗi học bổng tương đương với 1 khóa học, trị giá tối đa là 5 triệu đồng/ khóa)

01 Video được yêu thích nhất: 1 học bổng từ Học viện GAP (mỗi học bổng tương đương với 1 khóa học, trị giá tối đa là 2.5 triệu đồng/ khóa)

Trung tâm Văn hóa Giáo dục UNESCO (UNESCO-CEP), là đối tác đào tạo của Học viện GAP, cam kết sẽ dành từ 1 - 2 suất thực tập sinh cho các dự án trực thuộc UNESCO-CEP. Cơ hội sẽ được dành cho 9 thành viên của 3 đội lọt vào vòng chung kết và các bạn thành viên xuất sắc nhất của các đội khác.

Ngoài ra, BTC sẽ trao 01 Giải Khán giả có câu hỏi hay nhất trong ngày chung kết là 1 học bổng từ Học viện GAP trị giá 2.5 triệu. Tùy thuộc vào kết quả chấm thi, Hội đồng Giám khảo có thể đề xuất với Ban tổ chức Hội thi tăng thêm các giải thưởng để động viên tinh thần các đội.

Hết hạn

4,467 lượt xem