Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Giải Thưởng Giá Trị Với Cuộc Thi Viết Tiểu Luận Toán Học Vitali 2016

Hết hạn

Viết tiểu luận là cơ hội để người viết hiểu sâu sắc hơn các khái niệm cho công việc sáng tạo và ứng dụng trong thực tế. Ở nhiều nước trên thế giới, đây là kỹ năng bắt buộc cho mọi lứa tuổi, là tiêu chí trong việc tuyển dụng và tuyển sinh.

Để góp phần phát triển văn hóa đọc viết tiến tới phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, Talinpa phối hợp với Công ty VIEGRID JSC tổ chức “Cuộc thi viết tiểu luận VITALI 2016”.

Các giải thưởng:

Được trao vào tháng 8/2016
- Giải đặc biệt: Hai bài viết có giá trị sâu sắc và đặc biệt
- Giải khuyến khích: Không giới hạn số lượng
- Giải độc giả bình chọn: 3 giải có số bình chọn cao nhất.
Giải thưởng sẽ gửi qua bưu điện đến các thí sinh đoạt giải không có điều kiện đến nhận giải.
Danh mục giải thưởng dành cho toàn bộ các thí sinh đoạt giải:
- Một kỷ niệm chương của chương trình
- Một giấy khen
+ Một couple mở thư viện hoặc nhà sách miễn phí trong vòng 1 năm trị giá 6.000.000 VNĐ
+ 3 năm miễn phí sử dụng Phần mềm Bộ công cụ Việt trị giá 480.000VNĐ
+ Đóng trong tuyển tập bản thảo do GS. Ngô Bảo Châu biên soạn
Bên cạnh đó các danh mục giải thưởng riêng bao gồm:
Giải đặc biệt mỗi giải được:
- Tiền mặt 2 triệu VNĐ
- 1 suất học bổng toàn phần tại Tuần Châu - Hạ Long trị giá 8.000.000 VNĐ
Giải khuyến khích mỗi giải được
- Tiền mặt 1.000.000 triệu VNĐ
Giải độc giả bình chọn mỗi giải được
- Tiền mặt 500.000 VNĐ
g. Các tác phẩm dự thi có chất lượng (không nhất thiết đoạt giải) sẽ được chọn lọc đóng thành tuyển tập để tải về trên Website

1.Mục tiêu:

Viết tiểu luận 5 đoạn (5-paragraph essay) về các cặp khái niệm toán học và khái niệm đời thường do người tham gia tự chọn trong danh sách do Ban Tổ chức công bố dưới đây.

2. Ban tổ chức
Đồng tổ chức và tài trợ: Tổ chức giáo dục Talinpa (chịu trách nhiệm về chuyên môn) và Công ty VIEGRID JSC (chịu trách nhiệm về kỹ thuật)
Trưởng Ban: GS.TS. Ngô Bảo Châu - Giải thưởng Fields (Đại học Chicago, Mỹ)
Ban Giám Khảo:
- GS.TS. Trần Văn Nhung (Tổng Thư ký Ủy ban học hàm VN, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục)
- GS.TS. Hà Huy Khoái (nguyên Viện trưởng Viện Toán học, Việt Hàn Lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam)
- PGS.TS. Nguyễn Ái Việt (nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin, ĐHQGHN)
- Nguyễn Việt Long (PGĐ Công ty sách giáo dục Long Minh)
- TS.Giáp Văn Dương (GĐ Công ty giáo dục Giáp School)
Tổ thư ký: Kiểm tra các bài thi theo đúng yêu cầu và tổ chức sơ khảo.

3. Nội dung cuộc thi
I. Tác phẩm là một tiểu luận về một khái niệm Toán học được nêu như một thuật ngữ, do người viết tự chọn và gửi kèm với bài dự thi.
a. Tác phẩm phải súc tích và ngắn gọn, gồm 5 đoạn, theo mẫu của tiểu luận 5 đoạn, hạn chế trong vòng 800- 1600 từ.
b. Tác phẩm sẽ được đánh giá theo các tiêu chí kỹ năng và nội dung.
* Về kỹ năng: tác phẩm phải có bố cục logic theo các tiêu chí của một bài tiểu luận, không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp, dùng từ chính xác.
- Thể loại là tiểu luận, không chấp nhận các thể loại văn học khác như thơ, truyện, ngụ ngôn.
* Về nội dung: tác phẩm phải sâu sắc, sáng tạo và có ý nghĩa đối với nhận thức của xã hội, văn hóa và tư duy.
- Tác phẩm sâu sắc là tác phẩm nêu được các vấn đề đang được xã hội quan tâm. Không chấp nhận các tiểu luận có nội dung là quan điểm chính trị, tôn giáo. Tác phẩm phải tuân thủ các chuẩn mực chung về thuần phong mỹ tục.
c. Tác phẩm có thể viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt và phải là tác phẩm gốc của tác giả chưa sử dụng hoặc công bố.

Đối tượng dự thi: Không phân biệt tuổi tác, dân tộc, quốc tịch.
Ví dụ các cặp khái niệm toán học và cuộc sống
Số - Định lượng
Hình học - Vị trí tương đối
Thuật toán - Quy trình
Xác suất - Quy luật
Số phức - Chuyển hóa
Phương trình - Quan hệ
Tập hợp - Logic
Cực trị - Tối ưu
Đồ thị - Chiến lược
Lượng giác - Đo đạc
Đường tròn - Tuần hoàn
Đạo hàm - Thay đổi
Tính giải tích - Tính nhân quả
Kỳ dị - Hỗn loạn
Nhóm - Đối xứng
Biến đổi Fourier - Giác quan
Tỷ lệ - Đặc trưng
1.Yêu cầu đối với tiểu luận 5 đoạn:
a. Tiểu luận gồm 5 đoạn như sau:
- Mệnh đề chính (lý do quan tâm, khái niệm, mệnh đề chính)
- Luận điểm 1: Trình bày ý tưởng chính (cổ điển, quen thuộc) bảo vệ cho mệnh đề đã được phát biểu
- Luận điểm 2: Hoặc trình bày một ý tưởng mới, ít nhiều mang tính cá nhân, hoặc trình bày một ý tưởng có tính phản bác ý tưởng chính được đưa ra ở luận điểm 1.
- Luận điểm 3: Hoặc phát triển ý tưởng mới được nêu ở luận điểm 2 bằng các ví dụ, hoặc đưa ra lý luận để dung hoà luận điểm 1, và phản biện luận điểm 2.
- Kết luận (Tổng kết lại toàn bộ vấn đề)
Có thể trình bày các hệ quả của mệnh đề chính, hoặc các ý tưởng mở rộng, hoặc lưu ý người đọc tìm hiểu các vấn đề, khái niệm khác, có liên quan. Có thể phát biểu lại mệnh đề chính với mức độ khẳng định cao hơn.

5. Thể lệ:
a. Bài dự thi gửi về qua website hoặc gửi theo hòm thư điện tử
b. Cuộc thi bắt đầu vào ngày: 15/06/2016. Hạn cuối cùng nộp tất cả các bài dự thi là trước 24h00’ ngày 25/07/2016. Người dự thi được phép nộp 01 bài dự thi.
c. Người dự thi phải điền đầy đủ các thông tin vào bài dự thi
d. Các tác phẩm đoạt giải là các tác phẩm đã được đánh giá cao nhất qua vòng sơ loại theo tiêu chí đánh giá. Các bài không đúng quy định về thể loại, hình thức và nội dung sẽ bị loại. Vòng chung khảo là để xếp thứ bậc.
e. Tiêu chí đánh giá: 
- Về kỹ năng viết: Điểm tối đa 40 bao gồm:
+ Chính tả, ngữ pháp: 10
+ Bố cục và logic: 15
+ Sử dụng từ ngữ: 10
+ Hình ảnh ấn tượng: 5
- Về nội dung: Điểm tối đa: 60 bao gồm:
+ Sáng tạo: 20
+ Sâu sắc: 20
+ Ý nghĩa: 20.

Hạn cuối: 25/7/2016

Thông tin chi tiết tại đây.

Hết hạn

371 lượt xem