Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Những Điều Nhà Tuyển Dụng Thực Sự Muốn Nghe

Trong những cuộc phỏng vấn ứng viên, nhà tuyển dụng là người lắng nghe để đánh giá và lựa chọn những đồng nghiệp tương lai. Vậy các nhà tuyển dụng thực sự muốn nghe gì?

Nhà tuyển dụng muốn nghe về tầm quan trọng của vị trí bạn ứng tuyển trong kế hoạch sự nghiệp dài hạn của bạn.

Có lần một ứng viên đã trả lời câu hỏi “Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?” như sau: “Bây giờ tôi đang ứng tuyển vào vị trí nhân viên khảo sát – tư vấn – triển khai phần mềm, nhưng trong ba năm nữa tôi muốn mình trở thành trưởng phòng”. Sẽ thật tuyệt vời nếu ước mơ nghề nghiệp của bạn phù hợp với những mục tiêu, chiến lược lâu dài hoặc nhu cầu nhân sự trước mắt của công ty.

Ước mơ nghề nghiệp và mục tiêu cụ thể trong công việc

Wishon nói: “Đừng cố chạy theo tham vọng mà không có kế hoạch dài hạn cụ thể”. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn dành một ít phút để suy nghĩ về câu hỏi này và có một sơ đồ kế hoạch cơ bản. Đồng thời cho họ thấy bạn hoàn toàn linh hoạt và không bị cố định theo như kế hoạch đó.

Nhưng ngay cả khi chưa có sự tương đồng giữa ước mơ của bạn và định hướng phát triển của công ty, nhà tuyển dụng luôn trân trọng những ứng viên có những khát khao về nghề nghiệp và biết đặt cho mình những mục tiêu phát triển trong công việc. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy thích thú hơn khi được nghe bạn trình bày về các dự án, những công việc cụ thể bạn đang làm để thực hiện những ước mơ và mục tiêu nghề nghiệp của bạn.

Nhà tuyển dụng muốn biết lòng trung thành của bạn và cam kết gắn bó với công ty trong vòng 5 năm tới

Nhiều công ty đầu tư rất nhiều tiền bạc và thời gian để tuyển dụng và đào tạo ứng viên. Vì thế, họ không muốn mất họ chỉ 1 hoặc 2 năm sau khi tuyển dụng. Các ứng viên nên đặc biệt tránh đề cập đến mong muốn mở một công ty khác, trong một ngành công nghiệp khác hay nắm giữ một vai trò khác xa so với vị trí bạn đang tuyển dụng, đặc biệt các bạn có dự định đi học MBA cũng không nên đề cập đến vấn đề này.

Những câu hỏi “đắt giá”

“Tôi có thể hiểu hơn về một người bằng các câu hỏi mà họ hỏi tôi hơn là thông qua những điều họ nói với tôi” Edith Onderick-Harvey. Giám đốc công ty tư vấn Change Dynamics Consulting chia sẻ. Như vậy việc đặt câu hỏi để tạo sự tương tác với nhà tuyển dụng rất quan trọng. Tuy nhiên không phải ứng viên nào cũng đưa ra những câu hỏi phù hợp với nhà tuyển dụng.

Thông thường, bạn sẽ có cơ hội để đặt câu hỏi trong cuộc phỏng vấn. Một số nhà tuyển dụng chủ động “nhường sân” cho bạn với những lời đề nghị như “Bây giờ, bạn có thể hỏi những vấn đề mình quan tâm” hoặc “Nếu được hỏi chúng tôi, bạn sẽ hỏi những điều gì? Bạn quan tâm điều gì khi dự định ứng tuyển vào công ty chúng tôi?”. Đây là lúc nhà tuyển dụng chờ được nghe những câu hỏi “đắt giá” của ứng viên.

Chúng ta đều biết một câu hỏi luôn ẩn chứa sự quan tâm của người hỏi, và đây chính là thông tin để nhà tuyển dụng “đọc” những “giá trị” của ứng viên (hãy nói cho tôi biết những điều bạn quan tâm, tôi sẽ cho biết bạn là ai).

Những câu hỏi “đắt giá” ở đây là những câu hỏi nhằm khai thác thông tin chiều sâu, thường những thông tin này ít xuất hiện trong giới thiệu công cộng của công ty. Dưới đây là một số câu hỏi tôi sưu tầm được từ các ứng viên:

  • Định hướng mục tiêu của công ty hoặc một sản phẩm chiến lược những năm sắp tới?
  • Công ty mong đợi gì ở một người trong vị trí tuyển dụng như tôi?
  • Công ty có những biện pháp nào để giúp nhân viên phát huy năng lực, sở trường của cá nhân hoặc tinh thần đồng đội, làm việc nhóm?
  • Triết lý quản lý và những giá trị văn hóa mà công ty đeo đuổi là gì?
  • Với những thông tin về tôi mà anh chị đã có cho đến giờ này, anh chị nhận thấy tôi có thể đảm nhận được vị trí công việc tuyển dụng?

Giải pháp im lặng: không mang lại kết quả

Tác giả cuốn “Crucial Conversations”- Kerry Patterson cho rằng: “Các ứng viên hiện nay chọn giải pháp im lặng và không có ý kiến gì khi đã trả lời xong hết các câu hỏi của nhà tuyển dụng bởi vì họ lo lắng nguy hại đến sự tín nhiệm, lo sợ sự “trả miếng” trong quyết định cuối cùng của người phỏng vấn. Và khi ứng viên đã chọn giải pháp này, thì họ vẫn cứ tiếp tục chấp nhận như thế cho đến khi buổi phỏng vấn kết thúc”.

Nhà tuyển dụng muốn đàm phán với lương tâm của bạn, không phải cái tôi của bạn 

Trong xã hội tràn ngập thông tin như hiện nay, sẽ không mấy khó khăn để người tìm việc tìm hiểu và nắm bắt những điều các nhà tuyển dụng muốn nghe. Tuy nhiên, trung thực thường là một trong những tiêu chí hàng đầu để các nhà tuyển dụng đánh giá, lựa chọn ứng viên. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về phạm vị công việc, đừng cố gắng làm rắn với những nhà tuyển dụng bằng việc thương lượng một mức lương cao dựa trên khả năng của bạn, thậm chí nếu bạn thuyết phụ họ bạn là người chuyên nghiệp và rất nhiều kinh nghiệm. Hãy suy nghĩ về công việc như một khóa học chuyên sâu trong trường đời. Và bạn sẽ đạt được thành công hơn khi làm như thế!

 

                                                                          Nguồn: Sưu tầm.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

433 lượt xem