Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

5 Kĩ Năng Mềm Mọi Sinh Viên Đều Phải Có

Mặc dù một nền tảng vững chắc về những kỹ năng “cứng” truyền thống như viết, toán học và khoa học sẽ luôn có chỗ đứng trong học tập và sự nghiệp, càng lúc càng có nhiều nhà tuyển dụng muốn những nhân viên của mình cũng phải có cả kỹ năng “mềm”.

Những kỹ năng mềm bao gồm khả năng thích ứng với hoàn cảnh thay đổi và sẵn sàng học hỏi qua kinh nghiệm, và có thể áp dụng được trong nhiều lĩnh vực và nghề nghiệp. Sinh viên cần phát triển những kỹ năng mềm khi họ đang đi học và sau khi đã tốt nghiệp và bắt đầu đi làm. Dưới đây là năm kỹ năng mềm quan trọng mà sinh viên cần phải có.

 

1. Hợp tác

Đây là điều bắt buộc phải có nếu sinh viên muốn làm việc một cách hiệu quả và phù hợp trong nhóm, cộng tác trong các dự án và chấp nhận những lời chỉ trích mang tính xây dựng khi làm việc với những người khác. Những người thành công khi chỉ làm việc một mình sẽ gặp khó khăn ở đại học và cả sau này, vì mọi ngành nghề đều đòi hỏi sự hợp tác.

Sinh viên có thể phát triển những kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả với những người khác bằng nhiều cách, bao gồm việc tham gia các đại hội điền kinh và các hoạt động ngoại khóa. Họ còn có thể tham gia những dự án theo nhóm như các hoạt động dịch vụ trong những năm cuối ở trường trung học.

 

2. Kỹ năng truyền đạt và giao tiếp

Một lời phàn nàn thường gặp từ những nhà tuyển dụng đó là những người trẻ thường không biết cách nói chuyện một cách hiệu quả và không có khả năng làm những điều như đặt câu hỏi, tích cực lắng nghe và duy trì giao tiếp bằng mắt.

Sự phổ biến của các thiết bị điện tử ngày nay đã kết nối các cá nhân trẻ với nhau, tuy nhiên, có ý kiến cho rằng chúng cũng làm giảm đi khả năng giao tiếp mặt đối mặt hoặc qua điện thoại của họ. Những kỹ năng này sẽ lại trở nên quan trọng không chỉ trong trường đại học, nơi mà học sinh phải tham gia học cùng với các giáo sư để có được thư giới thiệu và tiến cử cho những nỗ lực trong tương lai, mà còn quan trọng trong suốt quãng thời gian sau này nữa.

Điển hình như trong quá trình học hoặc trong những buổi phỏng vấn xin việc, việc không có khả năng sử dụng những kĩ năng này một cách hiệu quả sẽ là một điểm trừ rất lớn. Những học sinh trung học có thể cải thiện những đặc điểm này bằng cách nói chuyện một – một với giáo viên của họ. Đây cũng là sự tập luyện tuyệt vời để có thể nói chuyện với các giáo sư đại học sau này. Thực tập trong một môi trường chuyên nghiệp cũng là một phương pháp tuyệt vời củng cố thêm khả năng truyền đạt và giao tiếp.

 

3. Giải quyết vấn đề

Sinh viên sẽ phải đối mặt với vô số thách thức không mong đợi trong cuộc sống và ít khi hay hầu như không nhận được sự trợ giúp nào để vượt qua chúng. Họ phải có khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và xác định được cách giải quyết vấn đề mà không dùng một công thức cố định nào cả.

Những sinh viên đã quen với các quy trình đã học sẽ gặp khó khăn khi giải quyết những tình huống không lường trước được. Sinh viên có thể cải thiện khả năng giải quyết vấn đề bằng cách tham dự các lớp học sử dụng cách học theo kinh nghiệm chứ không phải học vẹt. Sinh viên cũng nên thử những hoạt động mới, đặt bản thân mình vào những tình huống lạ và thậm chí là không thoải mái, ví dụ như tranh luận nhóm hay Thế vận hội Khoa học.

 

Feature2

 

4. Quản lý thời gian

Bất cứ cấu trúc nào mà sinh viên đã học được trong trường trung học để tổ chức công việc và hoàn thành bài tập theo thời gian hầu như sẽ biến mất trong trường đại học. Hoàn toàn tự túc trong việc quản lý thời gian và ưu tiên hành động là điều bắt buộc đối với sinh viên.

Khả năng theo dõi nhiều dự án một cách có tổ chức và hiệu quả, cũng như ưu tiên nhiệm vụ một cách thông minh, cũng cực kỳ quan trọng đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Sinh viên có thể cải thiện kỹ năng này bằng cách gánh vác trách nhiệm trong nhiều lĩnh vực trong suốt thời gian trung học – không gì có thể phát triển khả năng đánh giá ưu tiên nhanh hơn là sự cấp bách (dí deadline) – hoặc tích lũy kinh nghiệm công việc chuyên nghiệp thông qua việc thực tập, công việc tình nguyện hay những cơ hội khác.

 

5. Lãnh đạo

Việc có thể làm việc trong một nhóm rất quan trọng, nhưng có thể chứng minh khả năng lãnh đạo khi cần thiết cũng quan trọng không kém. Cả trong trường đại học hay trong môi trường làm việc, khả năng đảm nhận vai trò lãnh đạo khi cần thiết là một điều phải có đối với những ai muốn tận dụng kiến thức và kỹ năng “cứng” của mình khi ở một vị trí có tầm ảnh hưởng.

Các công ty muốn thuê các nhà lãnh đạo, chứ không phải những người hầu . Cách tốt nhất để học sinh phát triển kỹ năng này khi họ chuẩn bị vào đại học là tìm kiếm những cơ hội lãnh đạo ở trường trung học. Điều này có nghĩa là làm đội trưởng đội điền kinh, tham gia quản lý học sinh hay lãnh đạo một nhóm ngoại khóa.

 

Theo Trí Thức Trẻ

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

610 lượt xem