Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Giáo Dục Hoa Kỳ: Chọn Mặt Gửi Vàng

Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, giáo dục là quyền của cả 50 bang, do vậy, chính quyền địa phương phụ trách toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông.

Các tiểu bang cấp giấy phép dạy học, trong đó có một vài môn hay giáo trình được chính quyền tiểu bang quyết định. Chính quyền liên bang không có trách nhiệm với giáo dục địa phương. Bộ Giáo dục Hoa Kỳ được thành lập năm 1979 và bắt đầu hoạt động năm 1980 nhưng lại có trách nhiệm và quyền hạn rất ít, ngay cả ở bậc ĐH.

Những trường ĐH đầu tiên của Hoa Kỳ thường là trường tư hoặc do các giáo phái thành lập, theo một tôn giáo nào đó, hay do các giáo phái quản lý. Ngày nay, các trường hàng đầu của Hoa Kỳ vẫn là trường tư, không có ĐH quốc gia và cũng không có ĐH nào trực thuộc Bộ Giáo dục Hoa Kỳ.

Trên thế giới có khoảng hơn 9.000 trường ĐH và 8.000 tổ chức giáo dục sau ĐH thì riêng ở Hoa Kỳ đã có khoảng 7.000 trường ĐH và hơn 15 triệu sinh viên. Thực tế, có rất nhiều trường ĐH không được giám định chất lượng đào tạo, thường được gọi là “lò sản xuất bằng cấp”.

Tuy nhiên, chất lượng đào tạo ở các trường “top” đã giúp cho nền giáo dục ở quốc gia này trở thành niềm mơ ước của nhiều người. Có đến hơn 600.000 sinh viên đến từ các nước đang học tại Mỹ.

Hằng năm có khoảng 25 triệu sinh viên tìm hiểu về du học Mỹ, trong đó có khoảng 15.000 sinh viên Việt Nam đã quyết định sang Mỹ du học. Không chỉ nhiều về số lượng, kết cấu hệ thống ĐH ở Mỹ cũng rất phức tạp. Cụ thể, Mỹ có ĐH công, ĐH tư, ĐH từ xa, ĐH trực tuyến, ĐH cộng đồng (thời gian đào tạo từ 2 tháng – 2 năm), cao đẳng dạy nghề (2 năm).

Du học sinh phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình ĐH, xem xét kỹ liệu trường có phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình không thì mới tránh được lạc lối trong “ma trận” ĐH tại đây. “Đính kèm” với du học Mỹ luôn là nỗi lo về mặt tài chính. Học phí tăng hằng năm chính là lý do của những lo ngại này, chưa kể chi phí học ĐH không phải chỉ có học phí.

Với sinh viên bản địa, họ được cho vay tiền đi học, nếu không đủ điều kiện vay, sinh viên chủ yếu trông cậy vào học bổng. Học bổng tại Mỹ có thể giúp chi trả toàn bộ hay một phần học phí. Nguồn học bổng thường do ĐH, các tổ chức tư nhân, các loại quỹ, doanh nghiệp… cung cấp. Có khá nhiều loại học bổng được cấp cho một vùng miền, một nước nào đó, hay nhóm dân, sắc tộc.

Tuy nhiên, sinh viên phải rất nỗ lực mới mong nhận được học bổng. Cần lưu ý là sinh viên ở các nước nghèo, có ý tưởng, chương trình, hay phát kiến đặc biệt… có thể được đặc cách cấp hoặc khuyến khích xin học bổng. Ngoài học bổng, du học sinh có điều kiện tài chính eo hẹp còn có thể trông cậy vào nguồn thu nhập từ tham gia thực tập có trả phí, việc làm thêm ngoài giờ học…

Chi phí tốn kém như thế nên ở giai đoạn chọn trường, ngoài yếu tố tên tuổi, loại hình, khu vực, môn học… thì mức học phí và toàn bộ chi phí phát sinh cũng là vấn đề gia đình và bản thân du học sinh cần tìm hiểu thật kỹ. Kinh nghiệm của tôi là du học sinh nên tìm gặp những thầy cô, sinh viên đã từng học ở Mỹ, các cố vấn ở các trường… để có được lời khuyên thiết thực nhất cũng như để không phải thất vọng khi bước đầu chạm đến ước mơ du học Mỹ.

GS. AUGUSTINE – Công ty Quản lý Stellar, Đại học California Miramar University

Các trang web xin học bổng

www.scholarships.com

www.college-scholarships.com

www.guaranteed-scholarships.com

www.absolutelyscholarships.com

Nguồn: DoanhnhanSaiGon

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

252 lượt xem