Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Hãy Quên Harvard Hay Stanford Đi! Việc Bạn Học Trường Đại Học Nào Chẳng Hề Quan Trọng!

Một sinh viên Đại học Stanford trước tòa nhà Hoover Tower trên khuôn viên trường Đại học Stanford ở Palo Alto, California. Cạnh tranh để có được cơ hội vào trường đại học Stanford và các trường đại học ưu tú khác là rất khốc liệt, nhưng một cuốn sách mới nói rằng sinh viên có thể tìm thấy thành công bất kể họ học trường nào. (Ảnh AP / Paul Sakuma, File)

Một sinh viên Đại học Stanford trước tòa nhà Hoover Tower trên khuôn viên trường Đại học Stanford ở Palo Alto, California. Cạnh tranh để có được cơ hội vào trường đại học Stanford và các trường đại học ưu tú khác là rất khốc liệt, nhưng một cuốn sách mới nói rằng sinh viên có thể tìm thấy thành công bất kể họ học trường nào. (ảnh AP / Paul Sakuma, File)

Trong vài tuần tới, quy trình sàng lọc học sinh sẽ bắt đầu để giấy báo trúng tuyển Đại học được gửi tới học sinh năm cuối Trung học - những người đã cạnh tranh để có được cơ hội trở thành sinh viên của một trong khoảng 30 trường đại học có tỉ lệ chọi cao nhất, hoặc chí ít vào được một trường Đại học nào đó trên cả nước. Hầu hết những học sinh có kế hoạch đi học Đại học vào mùa Thu này đều đã trúng tuyển ở đâu đó, hoặc vì họ đăng kí học sớm hay chọn trường ít chọn lọc hơn- nơi mà học sinh có thể được quyết định chấp thuận gần như ngay lập tức sau khi đăng kí. Nhưng đối với những người chờ đợi để nhận tin từ Harvard, Stanford, Williams và các trường học ưu tú khác, thời gian này trong năm là một trong những thời điểm vô cùng căng thẳng. Đến khoảng tháng Năm, chúng ta sẽ một lần nữa được nghe những trường này khoe khoang về số lượng các đơn đăng kí được gửi về đạt mức kỷ lục ra sao và số học sinh được họ chấp nhận ít ỏi như thế nào trong năm nay  - Tỉ lệ khắc nghiệt đó vào khoảng 1 chọi 10.

Tuy nhiên, sau tất cả sự chú ý được dành cho những trường đại học ưu tú và các trường đại học nói chung tại Mỹ. Họ chỉ tuyển được dưới 6 phần trăm số lượng sinh viên Đại học/ Cao đẳng. Nói một cách khác, Stanford nhận được khoảng 40.000 hồ sơ đăng ký vào năm ngoái trong khi có đến gần 3,4 triệu sinh viên tốt nghiệp từ các trường trung học trên khắp quốc gia này. Các cuộc chạy đua cạnh tranh để có được cơ hội bước vào một trong những trường Đại học ưu tú dường như trở nên mạnh mẽ hơn, để lại đằng sau là bao nỗi niềm thất vọng của những gương mặt không được lựa chọn, của các bậc phụ huynh và giáo viên hướng dẫn. Để rồi họ tự hỏi: "Liệu việc bạn đi học ở trường Đại học nào có quan trọng đến thế?" Câu trả lời là: "Không".Theo Frank Bruni- nhà bình luận của báoThe New York Times và tác giả của cuốn sách sắp được phát hành "Nơi bạn đến không quyết định bạn là ai " (Nơi bạn đến chẳng nói lên bạn là ai)

Đây là cuốn sách cần phải đọc ngay đối với sinh viên đang chịu áp lực căng thẳng và cả cha mẹ của họ. Trong đó ông đã đưa ra rất nhiều ví dụ và kể những câu chuyện dài về người dân Mỹ ở mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp trong xã hội, những người đã tìm thấy thành công trong khi không có bằng cấp từ các trường đại học danh tiếng. Bruni chỉ ra một ví dụ rằng, trong số các tổng giám đốc người Mỹ tại 100 công ty hàng đầu được liệt kê trong  Fortune 500 (Danh sách xếp hạng hằng năm top 500 công ty lớn nhất nước Mỹ), chỉ có khoảng 30 người đã từng học tại ngôi trường danh tiếng như Ivy League hay những đại học ưu tú khác. (Bob Iger, giám đốc điều hành của Disney, tốt nghiệp trường cũ của tôi, Đại học Ithaca College, và không giống như nhiều nhà điều hành hàng đầu khác, ông chưa bao giờ có bằng MBA). Bruni chia sẻ thêm rằng ông quyết định viết cuốn sách này dựa trên các cuộc trò chuyện thường xuyên giữa các bạn bè của mình- những người có con hay cháu đang học tại các trường trung học "tất cả đều đang (nháo nhào) phát cuồng lên" , về chuyện đi học tại trường đại học nào.

Ông nói: "Tôi đã theo dõi điều này và so sánh nó với cuộc sống của riêng tôi cũng như câu chuyện của những người thành công mà tôi biết", "Tôi tự hỏi liệu có bất cứ điều gì tương đồng trong hồ sơ xin việc của những người thành công này, có phải tất cả đều từng đi học tại một số "trường điểm"? Và tôi không hề thấy điều đó. Định nghĩa người thành công đến từ trường Đại học danh giá là không đúng. Đó chẳng qua là một sự chắp vá của lối tư duy hệ phả (theo truyền thống) trong giáo dục. "Bạn sẽ không biết một điều rằng, từ cuộc trò chuyện tại bữa tiệc cocktail hay những đêm tiệc tại các trường đại học, đặc biệt là ở các khu vực ngoại thành và các đô thị có tỉ lệ cạnh tranh cao, chẳng hạn như Washington, DC và New York. Ở những nơi đó, tất cả những gì họ nói chuyện với nhau đó là: Làm thế nào để có thể vào được "trường chuẩn". Tác giả đã hỏi Bruni về cách thức ông thay đổi văn hóa đó (hay lối suy nghĩ đó) để thuyết phục được nhiều hơn những sinh viên và gia đình của họ cân nhắc mở rộng sự lựa chọn của mình trong cả danh sách dài các trường đại học khác.

Theo ý kiến của mình, việc hướng mọi sự quan tâm đến các trường học ưu tú được bắt đầu từ cha mẹ của học sinh. Một số người mà ông kể đến thực sự quan ngại về việc con em của họ rồi sẽ bước vào một môi trường cạnh tranh hơn bao giờ hết và họ rất muốn cung cấp cho chúng mọi lợi thế có thể. "Tôi rất hiểu lý do đó," ông nhấn mạnh, "nhưng một số phụ huynh làm điều đó chỉ đơn giản là để có cơ hội thỏa mãn cái sĩ diện của họ khi khoe khoang về con em mình với người khác."

Đổi lại, những người tư vấn ghi nhận những gợi ý từ mong muốn của cha mẹ và những lời hướng dẫn này thường được đánh giá bằng việc có bao nhiêu học sinh tại các trường Trung học này vào được trường Đại học danh giá.( Đặc biệt là tại các trường trung học tư thục)

Có lẽ, việc thay đổi cách tuyển sinh điên cuồng này cần phải bắt đầu với nhà tuyển dụng- những người từ lâu đã coi tên trường Đại học như là một đấu hiệu nhân biết ứng viên hàng đầu. Trong cuốn sách của mình, Bruni đã thực hiện các cuộc phỏng vấn với một vài nhà tuyển dụng và các nhà đầu tư mạo hiểm và cũng chỉ ra nơi mà các nhà tuyển dụng nói rằng họ tìm thấy nhân viên tốt nhất của mình là ở đâu.

Nhiều nhà tuyển dụng nói với ông rằng họ có xu hướng tập trung nhiều hơn vào kinh nghiệm của một ứng cử viên hơn là nơi mà họ đã theo học thời sinh viên. Và như Bruni chỉ ra khi Wall Street Journal hỏi nhà tuyển dụng những trường đại học sở hữu những nhân viên tốt nhất của họ. Năm cái tên đứng đầu danh sách là Penn State, Texas A & M, Đại học Illinois, Purdue, và Arizona State. Đây đều là những ngôi trường có danh tiếng, nhưng cũng là những trường đại học công và gần như không phải thuộc loại ưu tú.

Bruni lo ngại về những hậu quả không lường trước được khi đặt quá nhiều áp lực được chọn vào một trường xịn ( Trường có tỉ lệ chọi cao ngất ngưởng) lên thanh thiếu niên. Vào ăm ngoái, Bruni đã dạy một khóa học tại Princeton và tận mắt thấy rất nhiều học sinh xem cuộc sống như một chuỗi các thách thức, một tập hợp các chướng ngại vật để nhảy qua, và được nhân vào Princeton là một trong số đó.

"Một số lượng lớn học sinh đã đặt quá nhiều nỗ lực và kỳ vọng vào việc bước vào, và sau đó là chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh tiếp theo- Công việc." Ông nói: " Họ không dành năng lượng tốt nhất và bồi dưỡng bản thân họ vào việc cày cuốc bốn năm kinh nghiệm cho những gì đáng giá. "

Một trường đại học không tạo ra một sinh viên thành công. Dĩ nhiên là đại học hàng đầu cung cấp một mạng lưới mối quan hệ ngang hàng đã giúp đỡ rất nhiều cho sinh viên ngay cả khi đang theo học hay đã tốt nghiệp. Nhưng ai đó với kế hoạch và tham vọng đều có thể thành công dù xuất phát ở trường Đại học nào đi chăng nữa.

Thực tế là, nếu những sinh viên Bruni dạy ở Princeton đã không vào được đó, thì có khả năng họ đã có thể theo học tại một trường khá chọn lọc khác. Vì vậy, mọi việc với họ sẽ suôn sẻ. Rất ít sinh viên bị từ chối bởi Princeton lại có kết thúc tại Đại học Bắc Michigan. Tuy nhiên, đó là nơi mà Howard Schultz đã đi học đại học, và ngày nay ông là CEO của Starbucks.

(Biên dịch: Trương Thanh Phương Dung, theo Washington Post)

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,306 lượt xem