Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

"Hồi Sinh" Sau Một Buổi Phỏng Vấn Thất Bại

Nhận được email từ chối từ nhà tuyển dụng sau khi tham dự một buổi phỏng vấn là điều không ai muốn. Nhưng đó cũng chưa phải là dấu chấm hết.

Đã lọt vào đến vòng phỏng vấn nhưng rồi thất bại là cơn ác mộng với bất cứ người xin việc nào, thế nhưng bạn cần phải giữ được sự lạc quan và kiên trì bước tiếp. Dưới đây là những điều cần làm để bạn có thể tìm lại sự tự tin và tiếp tục phấn đấu thay vì đắm chìm trong cảm giác thất vọng.

 “Hồi sinh” sau buổi phỏng vấn thất bại - 1

Một buổi phỏng vấn thất bại chưa thể là dấu chấm hết. 

Viết một bản đánh giá

Nếu bạn muốn đứng dậy sau buổi phỏng vấn thất bại, vậy thì đừng đểsự buồn chán, tức giận làm “lu mờ” sự tỉnh táo của bạn. Điều đầu tiên bạn cần làm đó là đánh giá tình huống một cách khách quan băng cách viết ra những nguyên nhân gây ra thất bại – bao gồm các câu hỏi gây hiểu làm, những thêm thắt không thuyểt phục hay những chi tiết quan trọng bạn quên không đề cập tới. Sau khi hoàn thành bản đánh giá, bạn nên tìm ra phương cách sửa sai những lỗi lầm ấy.

Phương pháp lập bảng này rất hữu ích để tìm ra liệu bạn có sẵn sàng “vạch tội” bản thân hay không. Nếu bạn có mối liên hệ với công ty, hãy hỏi người quen tìm hiểu thêm chi tiết vì sao mình thất bại. Những sai sót ban đầu đó giúp cho bạn rất nhiều trong việc tìm được công việc thích hợp sau này.

Tiếp cận nhà tuyển dụng

Phụ thuộc vào độ khẩn cấp của tình huống như thế nào, bạn có thể gọi điện cho nhà tuyển dụng để xác nhận những sai sót của mình. Tuy nhiên, bạn nên đợi ít nhất một ngày sau để tránh những tác động của cảm xúc.

Khi bạn gọi, hãy cảm ơn nhà tuyển dụng đã nhận lời trò chuyện và đề cập ngay đến những chủ đề bạn đã liệt kê trong bản đánh giá.Một cách thông thường khác để tiếp cận nhà tuyển dụng đó là gửi lời cảm ơn bằng thư tay hoặc thư điện tử. Động thái này sẽ giúp bạn tạo ra một cơ hội mới để quảng bá bản thân cũng như “đền bù” những sai lầm trước đó. Nếu cơ hội không nhiều, bạn vẫn có thể bộc lộ mong muốn được gặp mặt nhà tuyển dụng lần nữa, nhưng đừng nói rõ đó là buổi phỏng vấn thứ hai.

Yêu cầu một buổi phỏng vấn tiếp theo

Nếu hai bước trên chưa thành công hay bạn cảm thấy tình huống cần những phương pháp “mạnh mẽ” hơn, vậy thì đã đến lúc cần đến “sự cứu trợ” của buổi phỏng vấn thứ hai. Việc bạn nên làm đó là gọi điện cho nhà tuyển dụng và yêu cầu có cơ hội thứ hai để phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn nên tránh hỏi xin bằng thư điện tử vì nhà tuyển dụng sẽ khó từ chối bạn nếu được trò chuyện trực tiếp.

Việc hỏi xin một cơ hội được phỏng vấn tiếp không khác gì đặt cượtmột trò chơi mạo hiểm. Do vậy, bạn chỉ nên thực hiện bước này một khi bạn “không còn gì để mất” mà thôi.

Tiếp tục tiến bước

Đôi khi sự thất bại vượt quá khả năng sửa sai. Nếu nhà tuyển dụng từ chối mọi nỗ lực “cứu vớt” thất bại của bạn, vậy thì bạn nên từ bỏ và tập trung cho những cơ hội việc làm tiếp theo. Đừng quá “đắm chìm” trong cơ hội “bỏ lỡ” ấy hay để nó lấy đi sự tự tin của bạn. Nhớ rằng bạn đã vượt qua rất nhiều thí sinh khác để có mặt trong phòng phỏng vấn ngày hôm đó cơ mà.

Ngoài ra, bạn cần đảm bảo buổi phỏng vấn tiếp theo ở công ty khácphải thành công hơn bằng cách học hỏi từ những sai lầm trước đó. Hãy xem lại bản đánh giá một lần nữa và cố gắng xác định đâu là vấn đề lớn nhất bạn cần giải quyết, sau đó thiết lập những chiến lược để tránh xảy ra sai sót thêm lần nữa.

Hãy luôn ghi nhớ rằng: Thất bại là mẹ thành công.

(Theo Elite Daily)

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

259 lượt xem