Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Hội Thảo “Truyện Thơ Lục Vân Tiên Và Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu”

Hết hạn

18:00, thứ tư 01/06/2016
L’Espace

Tin từ L’Espace:

Mời các bạn đến với hội thảo “Cùng đọc và chiêm ngưỡng tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên của tác giả Nguyễn Đình Chiểu” – hành trình khám phá một bản thảo kèm minh họa chưa từng được xuất bản (1897) và tác phẩm xuất bản kèm bình chú (2016)

Diễn giả :
– PGS TS Pascal Bourdeaux, Trường Cao Học Thực Hạnh
– PGS TS Olivier Tessier, Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp

Giới thiệu và bình luận của chính các biên tập viên về bản thảo truyện thơ Lục Vân Tiên chưa từng xuất bản, được phát hiện tại thư viện Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ Văn (Paris) – một bản thảo do nho sĩ cung đình Huế (Lê Đức Trạch) đã tái hiện thành công dưới hình thức tượng hình, những nét đẹp của Nho Giáo và văn hóa quần chúng Nam bộ đầy thân thương đối với Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888).

Việc đề cao các giá trị uyên bác cổ điển và văn học dân gian truyền miệng trong bối cảnh thế kỷ XIX qua truyện thơ Lục Vân Tiên đã sớm đưa Nguyễn Đình Chiểu vào điện đài vinh quang của văn học quốc gia và sánh vai với hàng ngũ các đại văn hào dân tộc. Tác phẩm thể hiện sự kết hợp tài tình giữa văn hóa bác học và truyền thống dân gian đặc thù vùng Nam bộ. Truyện thơ được dịch sang tiếng Pháp ngay từ năm 1864. Bản dịch của Abel des Michel năm 1883 đã khơi nguồn cảm hứng cho một sĩ quan hải quân Pháp, Eugène Gibert (công tác tại Huế từ 1895 đến 1897), ý tưởng thực hiện một bản tranh minh họa tác phẩm và việc này được giao cho Lê Đức Trạch, một Nho sĩ cung đình Huế, thực hiện. Khi về lại Pháp, Eugène Gibert đã trao tặng tác phẩm này cho thư viện thuộc Viện Pháp vào năm 1899 và bản thảo này được khám phá ra vào năm 2011. Đây là bản vẽ tranh màu (139 tờ tranh đa màu sắc) minh họa toàn bộ truyện thơ Lục Vân Tiên và là bản thảo độc nhất vô nhị tính đến thời điểm này.

Hội thảo phác họa lại lịch sử của bản thảo và việc xuất bản của tác phẩm, giúp chúng ta hiểu rõ hơn tại sao tác phẩm này lại góp phần to lớn đến vậy vào việc tìm hiểu nền văn minh Phương Nam vào giữa thế kỉ XIX.

Vào cửa tự do

Hết hạn

358 lượt xem