Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Những Ngày Văn Học Châu Âu 2016 Dành Cho Người Yêu Sách (Vào Cửa Tự Do)

Hết hạn

Khai mạc: 17:00, thứ năm 05/05/2016
Viện Goethe Hà Nội

Chuỗi sự kiện tại Hà Nội: 05 – 10/05/2016
Viện Goethe, L’Espace và Casa Italia

Chuỗi sự kiện tại TP HCM: 08 – 12/05/2016
Đường Sách Nguyễn Văn Bình, IDECAF và Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM

Thông tin từ Viện Goethe:

Đây là lần thứ sáu sự kiện Những Ngày Văn Học Châu Âu được tổ chức tại Hà Nội, và là lần đầu tiên mở rộng tại thành phố Hồ Chí Minh. Với sự góp mặt của tám quốc gia đến từ Châu Âu, lễ hội văn học đa sắc màu này hứa hẹn sẽ đem lại những trải nghiệm văn hóa tuyệt vời cho người yêu sách, bao gồm các hoạt động như giới thiệu sách, triển lãm, đọc truyện, giao lưu, hội thảo, chiếu phim, thi viết văn sáng tạo, xưởng vẽ, và đặc biệt tuần lễ tôn vinh và giảm giá sách Châu Âu tại Đường sách Nguyễn Văn Bình, Tp. Hồ Chí Minh!

Với hơn 25 hoạt động văn học, sự kiện sẽ bắt đầu từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 5 tại Hà Nội, và từ ngày 8 đến 12 tháng 5 tại Tp. Hồ Chí Minh. Mỗi một độc giả dù ở lứa tuổi nào, dù khẩu vị văn chương khác nhau… vẫn có thể tìm thấy một cuốn sách, một chủ đề, hoặc một hoạt động thú vị dành cho mình trong chuỗi sự kiện văn học đến từ 8 quốc gia Châu Âu: Đan Mạch, Đức, Pháp, Thụy Điển, Anh, Ý, Tây Ban Nha và Wallonia-Brussels (Bỉ).

Năm 2016 là năm kỉ niệm 400 năm ngày mất của hai tác gia lớn trong nền văn học thế giới: kịch gia vĩ đại người Anh Shakespeare và tiểu thuyết gia người Tây Ban Nha Miguel de Cervantes, cha đẻ bộ tiểu thuyết nổi tiếng về chàng Don Quixote. Trong chương trình lần này, đại diện từ nước Anh sẽ tổ chức chuỗi ba sự kiện – hội thảo, nói chuyện và chuyên đề – xoay quanh những tác phẩm của Shakespeare và tầm ảnh hưởng của nó, trong khi Tây Ban Nha tổ chức một buổi bàn luận để tôn vinh Miguel de Cervantes và tuyệt phẩm Đôn Kihôtê, nhà hiệp sĩ quý tộc tài ba xứ Mancha của ông.

Nếu như bạn đọc Việt Nam cảm thấy thân thuộc khi được gặp lại Nhóc Nicolas, Hoàng Tử Bé, hay Pippi Tất Dài trong buổi kể chuyện sáng tạo về các nhân vật thì đến với các buổi giới thiệu sách và hội thảo, độc giả lại được trải nghiệm với rất nhiều tác phẩm, tên tuổi mới lần đầu được dịch sang tiếng Việt, trong đó có những tác phẩm giành được giải rất cao trong nền văn học Châu Âu và thế giới. Có thể kể đến Thông Thái và Định Mệnh của Maurice Maeterlinck (Wallonia-Brussels – giải Nobel 1911 ), Không Khóc của Lydie Salvayre (Pháp – giải Goucout 2014 ), Hồi kí chiến tranh của Charles De Gaulle (Pháp), Vị hạt Táo của Katharina Hagena và Lâu Đài của Franz Kafka (Đức), và một loạt những đầu sách dành cho thiếu nhi như bộ ba tập 4, 5, 6 Ulysses Moore (Ý), bộ truyện về Rico và Oskar (Đức), cuốn Học tiếng Anh cùng Martine (Wallonia-Brussels), bộ sách Triết học dành cho tuổi mới lớn (Pháp) và bộ tranh truyện Những Bí Mật Trẻ Em Cấn Biết (Thụy Điển).

Các loại hình sự kiện văn hóa khác cũng được tổ chức trong Những Ngày Văn Học Châu Âu năm nay như thảo luận về Tiểu Thuyết Lịch Sử và Triển lãm Mỗi bức tranh đều mang một câu chuyện của Đan Mạch, đọc truyện Con Rối Tha Hương và chiếu phim (Đức), thi viết văn sáng tạo và xưởng vẽ nhân vật nhóc Nicolas (Pháp) và lễ hội sách Châu Âu giảm giá tại Đường Sách Nguyễn Văn Bình tp. Hồ Chí Minh. Hãy đến và trải nghiệm nếu bạn là một người yêu văn học!

Về ban tổ chức: Từ năm 2011, Những Ngày Văn Học Châu Âu đã được tổ chức thường niên tại Hà Nội bởi EUNIC, Hiệp hội các Viện văn hóa và các Đại sứ quán Châu Âu với mục đích tôn vinh và chia sẻ những tinh hoa văn học từ Châu Âu tới bạn đọc Việt Nam. Và lần đầu tiên vào năm 2016, sự kiện vươn rộng ra thành phố Hồ Chí Minh nhờ sự hỗ trợ của Phái Đoàn Liên minh Châu Âu, mở ra thêm nhiều cơ hội cho những độc giả Việt Nam giao lưu và trải nghiệm với nền văn học Châu Âu.

Ba địa điểm diễn ra sự kiện tại Hà Nội bao gồm Viện Goethe, Trung tâm văn hóa Pháp L’Espace và Trung tâm văn hóa Ý Casa Italia. Tại T.p Hồ Chí Minh, ba địa điểm gồm Đường Sách Nguyễn Văn Bình, IDECAF và Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM.

Tham dự miễn phí.

Thông tin có tại:
www.goethe.de/vietnam
www.institutfrancais-vietnam.com
www.britishcouncil.vn
www.ambhanoi.esteri.it
www.hanoi.cervantes.es

Hết hạn

868 lượt xem