Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public5 năm trước

Công Việc Và Sự Quyết Định Của Bạn

Ra trường với hai bàn tay trắng và một mớ kiến thức cần được thực hiện hóa. Đó là những gì làm hành trang cho các bạn trẻ bước vào đời. Trong thời kỳ công nghệ 4.0 này thì mới thấy được, sức cạnh tranh về giá trị bản thân là như thế nào? Kiểu như giao bán giá trị bản thân (ý tôi nói ở đây là năng lực công việc) cho một công ty mà bạn muốn vào làm. Trong lúc phỏng vấn thì thao thao bất tuyệt, nói thì hay mà khi làm thì gặp vô vàn khó khăn. Đủ mọi loại chuyện, sao kể hết. Song đâu mới là lối thoát để bản thân dần hình thành vị thế riêng.

Ít kinh nghiệm, nên mới phải học hỏi; đụng chỗ đâu cảm thấy không chắc phải hỏi, và đôi khi lại phải tự làm nhưng đừng sợ sai; tôi thử hỏi bạn có dám không? Với tôi là có, ban đầu thực sự ngại đó, vì ai rảnh rỗi đâu mà chỉ đường dẫn lối…và tiếp đó là có quá nhiều suy nghĩ được biến tấu trong đầu có thể ngăn hành động của bạn; tôi từng nghe đồng nghiệp dày dặn kinh nghiệm bảo rằng "Mày phải thử và cho phép mình được sai thì mới có thể làm đúng” ; hãy nhìn những đứa trẻ đi chúng luôn có những “hành động thử - sai” trước khi có những hành động đúng và điều đó khiến chúng thích thú. Tôi không nghĩ công ty mình làm giống như ngôi trường thứ hai, tất nhiên còn quá nhiều thứ cần phải học, song đây lại là trường đời, mọi thứ đều thực tế, “sai một li đi một dặm” nhắc đến cái sai ở đây là đừng để xảy ra hậu quả khó lường, phải nằm trong sự kiểm soát và nên chỉnh sửa ngay khi có thể.

Giữa cuồng quay của công việc, chắc hẳn đã có lần bạn dừng lại để chợt nghĩ về một điều gì đó mà khiến bạn không hài lòng. Bạn có thói quen kiểm điểm (nhìn nhận) bản thân sau một ngày hay một tuần làm việc vất vả không? Bạn có hay than thở không? Bạn thường vác bầu tâm sự với ai mỗi khi có chuyện?... Biết bao nhiêu câu hỏi tôi tự đặt cho chính bản thân và bạn. Câu trả lời là của riêng mỗi người, nó sẽ khiến mình hiểu về bản thân hơn để có thể bù vào khoảng trống thiếu sót. Là con người, việc giao lưu kết nối với nhau là điều hiển nhiên, sẽ là buồn tẻ nếu chỉ riêng mình. Với lịch sống lặp đi lặp lại, hẳn có nhiều thứ khiến bạn bận tâm, bận lòng và dẫn tới bực mình; sáng đi làm sớm, gặp phải cảnh tắc đường, nếu chẳng may bạn đi trễ hơn bình thường thì có lẽ bạn sẽ buồn bực trong lòng kèm với nỗi âu lo là đi đến nơi làm việc trễ, đồng nghiệp sẽ có ánh mắt nhìn ái ngại và cuối tháng thì bị trừ lương...Bấy nhiêu lý do đó thôi, cũng đủ lực để làm ta thêm bực.

 

Sau một năm làm việc, sự quyết định của một con người mới vào đời, chập chững trưởng thành đó là chuyển đến nơi làm việc mới, trong 1 năm "chịu đựng" tất cả chỉ vì đồng tiền bát gạo, vì đâu còn được bố mẹ trợ cấp hay vì một lý do khác lạc quan hơn nhưng vẫn kiểu như "đứng núi này trông núi nọ" và chờ dịp để "nhảy việc". Tôi không phải không đồng tình với việc "nhảy việc" hiện nay, cùng là dưới con mắt của người trẻ tuổi nên tôi cũng đang dần hiểu và nhận ra, bản thân tôi và bạn đang cùng có suy nghĩ "Ở đâu trả lương cao thì tới thôi". Tất thảy hẳn là vì đồng tiền: không, không,.. tôi đang tự nói với bản thân sao, nhưng nếu trong thời kỳ kinh tế của bạn đang khó khăn và bạn cần tiền hơn hết thảy thì lúc đó chắc chắn suy nghĩ của bạn là như thế, song khi đạt được một mức độ thỏa mãn nhất định, hẳn bạn sẽ có suy nghĩ lạc quan hơn. Phải không? Hãy ra đi khi nơi làm việc đó khiến bạn không phát triển, ai bảo nơi làm việc đó không ổn định, song hai chữ “ổn định” nghe nó cũ quá rồi. Ổn định vật chất mà không ổn định tại tâm thì cũng chẳng ích gì. Vì đi làm mà không có niềm vui, cảm thấy bản thân không tiến bộ thì cứ lê lết cho hết ngày thì đến lúc dừng lại mới chợt tỉnh giấc mình đã đánh mất tuổi thanh xuân tự khi nào.

Phải nói là không có công việc nào là dễ dàng, sai lầm lớn nhất của giới trẻ hiện nay là ý nghĩ "trong chán ngoài thèm", vì cơ bản những gì chúng ta nhìn thấy về mặt vật chất có thể làm bản thân lu mờ, và mình thì không có cái đầu lạnh để suy nghĩ cho thấu đáo. Tưởng nghĩ rằng giá mà mình được như họ, công việc của họ sướng hơn ta nhiều mà lương lại cao. Đâu có biết rằng, thứ họ đánh đổi là gần như cả một nửa tuổi thanh xuân chỉ để có được một công việc tốt trong khi bạn thì lang thang hết quán nét này sang quán cà phê nọ... Như bạn cũng thấy đấy, bất cứ khi nào trên đoạn đường đi cũng bắt gặp cảnh người phát tờ rơi, bán vé số; người đứng tiếp thị sản phẩm, người bán hàng bày trên vẻ hè, người thì gánh lủng lẳng nào những món quà vặt...Họ có sướng hơn chúng ta nghĩ không, đó là công việc hàng ngày của họ., họ cũng tất bật như chúng ta. Có thể những ngày mưa sẽ khiến việc buôn bán của họ ế ẩm, nếu làm việc theo thời gian ổn định và cố định như chúng ta thì họ sẽ đỡ lo hơn phần nào. Biết kể đâu cho xiết, vì ngay cả với chúng ta cũng phải đang vật lộn với công việc của chính mình; thế nên xét về tổng thể thì công việc nào cũng quan trọng, cũng có khó khăn nhất định, nghe đâu đây câu hát từng được cất lên bởi một giọng hát của người công nhân vệ sinh đô thị "ai cũng dành phần nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai..." tạm gạt đi những nỗi lo toan của cuộc sống và vất vả của công việc, là niềm vui ý nghĩa khi được làm sạch môi trường, đó có thể là một công việc gần như "tận cùng của xã hội".

 

Nói đi thì nói lại, chỉ có làm việc ta mới thấy cuộc sống này có ý nghĩa, mới thấy bản thân mình có giá trị; bất kể công việc gì dù là nhỏ nhất cần được đặt trách nhiệm vào đó, có trách nhiệm thì mới làm nên chuyện. Hay như câu nói của Bernard Shaw “Khi chúng ta ngừng làm việc tức là chúng ta ngừng cuộc sống”. Thế còn lý do nào mà bạn và tôi không ngừng xả thân cho công việc. Song nhớ cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi để chất lượng cuộc sống ở thế giới này trọn vẹn nhé! 

                                                                                                                          #Trangcat96

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

238 lượt xem