Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

[Kỹ Năng] Nghệ Thuật Của Sự Tĩnh Lặng - Pyco Iyer

Cuộc hội thoại của bà chủ Nâu béo và tôi như sau:

Bé nè bé, em quen chỗ nào tuyển được nhiều sinh viên làm full-time không? Khó kiếm người quá đi
– Quán nào thế
– Quán trên Nguyễn Sỹ Sách. Chị đăng tin Facebook, raovat suốt mà không tìm được người, rầu quá.
– Gần đó có trường Y Dược đó. Sinh viên Y Dược không năng động như vầy, bọn này không tự tìm việc mấy đâu. Chị phát tờ rơi ở cổng trường xem nào. Back to basic

– À há !!!!!

Trước khi có Facebook, truyền thông sự kiện một là phát tờ rơi, hai là treo bandroll.

Khi mạng xã hội và công nghệ sáng tạo bùng nổ, việc tiếp cận với công chúng dễ dàng hơn, thì các nhà truyền thông hay Marketer lại nhắc mình về Back to basic!, cả về phương thức lẫn tư duy. Cũng giống như tôi khi kèm cặp cậu em đang dậy thì của mình. Nhà nhà đổ xô vào học kĩ năng, “tách trẻ ra khỏi bàn học”; còn tôi vẫn khăng khăng rằng cậu cần rèn luyện cảm giác học tập “deep work” – tập trung tuyệt đối để có thể đi thật sâu. Nó cực kì cần thiết với hiện tại, khi mà già trẻ lớn bé đều bị sao nhãng bởi thông tin và các sản phẩm vừa chiều lòng vừa lợi dụng nỗi tò mò ham vui ưa đua đòi bẩm sinh của con người.

Cũng như vậy, “Trong thời đại của luôn luôn chuyển động, chẳng có gì gấp gáp hơn việc ngồi yên lặng” – Pico đã tổng kết điều đó trong cuốn Nghệ thuật của sự tĩnh lặng.

“Một nửa rắc rối trên thế giới này đến từ việc không biết rằng chúng ta cần rất ít” -Richard E Byrd

Tôi đã từng nghĩ rất nhiều về nó (vâng, lại suy nghĩ) khi bắt đầu thực hành tối giản từ 2016. Nay đã gặp lại trong “Nghệ thuật của sự tĩnh lặng”, trong những ngày rất xa rời cuộc sống thường ngày. “Nghệ thuật của sự tĩnh lặng” say sưa nói chuyện về một ý niệm không hề mới, là “không-đi-đâu-cả”. Như ngôn ngữ của tác giả Pico, “nó phổ quát như luật hấp dẫn”.
Những bộ óc vĩ đại, từ mọi truyền thống đều nói về nó. Richard E Byrd  như tôi đề cập, Pascal thì nói “Tất cả những bất hạnh của con người đều xuất phát từ một sự thật đơn giản: họ không thể ngồi yên trong phòng của mình”; hay người Kyoto thường nói “Đừng đi đâu cả, hãy ở đây”.

Không đi đâu cả, không làm gì cả, hay “Nghệ thuật của sự tĩnh lặng” là lời nhắc nhớ mỗi cá nhân nên dành thời gian để khắc sâu những trải nghiệm, hay nghỉ ngơi khi cần thiết. Nó cũng là một sự diễn tả “nhẹ nhàng” của sự thật rằng “Thế giới bên ngoài” và “Thế giới bên trong” là như nhau cả về chiều rộng và chiều sâu. Tại sao các nhà tu hành không cần đi đâu cả, nhưng ý niệm của họ về cuộc sống lại rộng lớn là sâu sắc đến vậy?

Mặc dù tác giả cũng có ý thức sắp xếp theo những lộ trình. Đầu tiên là giới thiệu về “không nơi đến” và hành trình “không-nơi-đến” của tác giả. Các chương tiếp theo, Pico trình bày về khái niệm “sự tĩnh lặng” với các quan điểm là nó cần thiết trong cuộc sống thừa công cụ kết nối nhưng thiếu sự kết nối.

Cuốn sách với tôi thoạt đầu thực sự là hơi khó theo dõi, vừa nhiều kể chuyện, vừa xen lẫn chiêm nghiệm nhiều chỗ. Nó là cái gì đó tương tự như bút kí và … tản văn. Mở đầu là cảnh “tôi” (Pico) Iyer lái xe hướng đến “một khu nhà gỗ thô sơ rải rác quanh sườn đồi” để viết về cuộc sống ẩn danh của Leonard Cohen, một ca sĩ, nhà thơ, người đã nổi danh trong suốt 30 năm qua như một người đàn ông thời thượng, luôn khiến thế giới phải hồi hộp dõi theo, nay đã nom như một tu sĩ Do Thái. Sau đó là rất nhiều cuộc gặp gỡ khác, Matthieu Ricard – phiên dịch cho đức Đạt lai lạt ma ; Kĩ sư Yogler của Google; cô gái trên chuyến bay, những người quân nhân Mỹ thực hành thiền …

Tôi đã biết về câu chuyện của Yogler trong Search Inside You. Một cuốn sách nói về dự án nội bộ của Google , được khởi xướng bởi Yogler – kĩ sư của công ty. Nó là hành trình công ty này giúp nhân viên của mình tìm kiếm những gì thuộc về bản thân, đề cập rất nhiều dđến các rờng cột chủ chốt của văn hóa Á Đông. Càng là những người sáng tạo ra loại công nghệ mới, lại chính là người nhạy cảm với sự tĩnh lặng, kiểm soát được bản thân với công nghệ. Cuốn sách này tôi đã đọc trên Alezza một năm trước, hồi còn ở Đà Nẵng, tuy nhiên không đi sâu, vì hồi đó không có nhu cầu thực tập tâm linh, yoga, thiền định gì cả. (Cha ôi! Viết đến đây tôi thấy mình thô ráp và đáng yêu kinh khủng, giống như những người quân nhân trong lời kể của Pico vậy). Nhưng tôi vẫn biết là mình sẽ quay lại sớm thôi, như lần này chẳng hạn.

Có quá nhiều điều trong cuộc sống của chúng ta diễn ra nơi tâm trí – dưới dạng những kí ức hay trí tưởng tượng, suy đoán hay diễn giải – đến mức mà nhiều khi tôi cảm thấy rằng mình có thể thay đổi cuộc đời của mình một cách tốt đẹp nhất chỉ bằng việc tôi thay đổi cái nhìn của mình về nó. Như nhà tâm lí học thông thái người Mĩ, William James, đã nhắc nhở chúng ta, “Vũ khí vĩ đại nhất chống lại áp lực chính là khả năng chúng ta lựa chọn một suy nghĩ này thay vì một suy nghĩ khác.”

Tuy vậy, trong những chuỗi ngày tháng đầy sôi động và háo hức ấy, có điều gì đó ẩn sâu bên trong tôi cho tôi biết rằng mình đang chạy lăng xăng khắp nơi nhiều đến mức tôi không có lấy một cơ hội nhìn lại về nơi mà tôi đang đi tới, hay để cảm nhận rằng liệu tôi có đang hạnh phúc thực sự hay không. Thực vậy, cứ mãi hoài hối hả với xung quanh trong công cuộc kiếm tìm sự hài lòng dường như là cách hoàn hảo nhất để chắc rằng tôi chưa từng được ổn định hay đang hài lòng.

Và đó đều là những đoạn văn rất rung động. Viết không có nhiều hàm ý, rất rõ ràng, tuy nhiên để ai đó hiểu được hết thì chắc cần thêm nhiều nền tảng về tâm thức.

Bản dịch này thì hơi dở. Người dịch có thể chọn từ rất tốt, nhưng dịch không thuần Việt lắm. Vẫn giữ rất nhiều cấu trúc câu của Tiếng Anh. May quá, nhiếp ảnh gia Eydis S. Luna Einarsdottir đã có một bộ ảnh xuất sắc – được dùng làm ảnh minh họa cho sách. Những chia sẻ phía sau những bức ảnh của ông mới khiến tôi cảm thấy đây là sự cứu rỗi.  “Chúng không phải là nỗ lực để có những bức ảnh đẹp, hoàn hảo, mà chụp lại được cái cảm giác mà tôi đã trải qua khi chứng kiến cảnh vật trước mặt mình”. Vì tôi cũng nhớ những ngày một mình đi hết những miền đất. Đông đúc có, thưa thớt có. Lần nào tôi cũng không hiểu mình đang nghĩ gì khi nhìn thấy nhiều rất nhiều trước ống kính.

Ngồi yên lặng và nhìn qua ống kính, các giác quan đều như nâng lên. Con nghe tiếng sóng nước đã to hơn, trẻ con chạy nhanh và dồn dập hơn, con nhìn được cả gợn sóng xa rất xa nữa mẹ ạ … Duy chỉ có đường chân trời là không biết chính xác nó ở đâu, giữa biển và trời. 
Mùi của mặt đất như thường lệ khiến con vững vàng và tập trung. Có con vượn vừa nhảy qua đầu, hoặc hai con, con biết chứ, vì cành cây rung rất tợn. Rồi chỉ có con mới nghe được cả tiếng mình nuốt nước miếng cái ực để rồi kể với mẹ thế này: Nó nóng lắm và đang tràn khắp lưỡi, chạy dần dần đến cổ họng, xuyên qua ngực, xuống đến bụng – nằm yên ở đó. 
Thôi chết! Buồn đái quá đi mất!
(Cù Lao Chàm, T4.2017)

Còn đây là những dòng sau cùng tôi viết cho mình, những ngày chộn rộn nhất trong những năm tháng qua. 

STILLNESS
Sáng nay, mình bị thôi thúc bởi câu nói “Hãy bỏ ra 10 phút để xem lại những gì mình làm trong thời gian qua, để xác định cho mình một nguyên tắc cho thời gian tới”. Cảm giác bóc tách từng lớp từng lớp đã gây phấn khích và hạnh phúc – “Có quá nhiều điều trong cuộc sống diễn ra bên trong tâm trí, dưới dạng những kí ức, suy đoán, trí tưởng tượng, diễn giải, ngẫm nghĩ”. Tuy có lúc hơi bị kiệt sức.

Khi mọi thứ kể cả em đây luôn luôn chuyển động, chẳng có gì gấp gáp hơn việc ngồi yên lặng. Sau hàng tấn những trải nghiệm chỉ tồn tại trong giây lát, có một vài thứ rất sắc đọng lại bên trong ta đến suốt đời.

“Không đi đâu cả không phải là quay lưng lại với thế giới mà là thỉnh thoảng bước ra để có thể nhìn thấy thế giới một cách rõ ràng hơn và yêu nó sâu đậm hơn.”

Ảnh : Sài Gòn tĩnh lặng, T7.2017

 [ Liên Kết Với Tác Giả Bài Viết - Cộng Đồng Tác Gỉa Chuyên Sâu AUTHORITY ]

Tác giả: Dạ Ly Nguyễn

Dạ Ly thuộc thế hệ 9X đời cuối, là người viết tự do về các lựa chọn và trải nghiệm cá nhân. Trên The Challenge Writer, Dạ Ly đề cập về "vấn đề" nhiều hơn là "giải pháp"; vì cho rằng, một khi các vấn đề sâu thẳm được nhìn nhận, mỗi người thừa sức tìm thấy câu trả lời của riêng mình.

Link bài gốc: Nghệ Thuật Của Sự Tĩnh Lặng - Pico Ieyr

Xem thêm các bài viết khác của tác giải: Thechallengerwriter

Follow Facebook Authority - Cộng Đồng Tác Giả Chuyên Sâu để đọc thêm các bài viết mang tính chất chuyên sâu thuộc nhiều lĩnh vực/ chủ đề khác nhau từ các tác giả là Blogger/ Author đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

131 lượt xem