Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public5 năm trước

[ToMo] 15 Bí Mật Về Những Kẻ Cuồng Bản Thân Thái Quá

"Rối loạn nhân cách ái kỷ" là hội chứng dùng để chỉ những người yêu bản thân thái quá.  Người ái kỷ có thể quyến rũ, lôi cuốn, thú vị và hấp dẫn. Nhưng họ cũng có thể hành động độc đoán, kiêu ngạo, hung hăng, lạnh lùng, cạnh tranh, ích kỷ, đáng ghét, độc ác và đầy thù hận. Bạn có thể yêu vẻ quyến rũ của họ và bị tổn tương bởi mặt tối của tính cách. Điều này nghe có vẻ khó khăn, nhưng tất cả sẽ dễ dàng hơn khi bạn hiểu được xu hướng hành vi của họ để bảo vệ bạn khỏi các trò đùa, dối trá và thao túng của họ.

Những người có nhân cách yêu mình thái quá có một cái tôi yếu và dốt nát. Họ suy nghĩ và hành động khác với những người khác. Họ cư xử như như kiểu đầu có điện, cho dù là bẩm sinh hay học được. Mức độ nghiêm trọng của ái kỷ khác nhau. Một số người có nhiều triệu chứng với cường độ lớn hơn, trong khi những người khác có ít triệu chứng và nhẹ hơn. Do đó, các cuộc thảo luận sau đây có thể không áp dụng cho tất cả những người ái kỷ.

      Nhược điểm của ái kỷ

Mặc dù có những tính cách có vẻ mạnh mẽ, những người tự luyến cao thực sự rất dễ bị tổn thương. Các nhà trị liệu tâm lý coi họ là những người yếu đuối. Họ phải chịu sự xa lánh sâu sắc, không có quyền lực và thiếu ý nghĩa sống. Do bản tính dễ bị tổn thương cao, họ khao khát quyền lực và thận trọng phải kiểm soát môi trường, mọi người xung quanh và cảm xúc của họ. Thể hiện những cảm giác dễ bị tổn thương, như sợ hãi, xấu hổ hoặc buồn bã là những dấu hiệu yếu đuối không thể chịu đựng được ở cả bản thân và người khác.Do đó, phương thức tự vệ của họ sẽ được thảo luận dưới đây. Cách này bảo vệ họ, nhưng làm tổn thương người khác. Khi họ cảm thấy không an toàn nhất, họ sẽ ác ý hơn và sự ảnh hưởng của hành động của họ là không liên quan đến nhau.           

 1. Sự xấu hổ

       Đằng sau vẻ ngoài của họ là sự mặc cảm điều này có thể là vô thức. Sự xấu hổ khiến những người ái kỷ cảm thấy bất an và không thể thích nghi được với những cảm xúc dễ bị tổn thương, do đó họ phải chối bỏ với chính mình và những người khác. Đây là một lý do mà họ không thể chấp nhận những lời chỉ trích, trách nhiệm, bất đồng chính kiến hoặc phản hồi tiêu cực ngay cả khi đó là những lời góp ý. Thay vào đó, họ đòi hỏi sự quan tâm vô điều kiện, tích cực từ người khác.


         2.   Kiêu căng

             Để bù  đắp cho cảm giác thấp kém, họ duy trì thái độ “trên cơ”. Họ thường kiêu ngạo, phê phán và coi thường người khác, bao gồm toàn bộ các nhóm mà họ cho là thấp kém, chẳng hạn như người nhập cư, dân tộc thiểu số, tầng lớp kinh tế thấp hơn hoặc người ít học. Giống như những kẻ bắt nạt, họ đặt người khác xuống để tự nâng mình lên.

 
 3. Sự ảo tưởng


Sự xấu hổ ẩn giấu là nguyên nhân cho việc thích khoe khoang và “nổ” của họ. Họ đã cố gắng thuyết phục bản thân và những người khác rằng họ nổi trội, rằng họ thật đặc biệt và là người giỏi nhất, thông minh nhất, giàu có nhất, hấp dẫn nhất và tài năng nhất. Đây cũng là lý do tại sao những người ái kỷ thường là những người nổi tiếng và có địa vị cao trong trường học, các tổ chức và cơ quan. Ở cùng với những người giỏi nhất, họ tự thuyết phục họ tốt hơn những người khác, trong khi bên trong, họ không chắc chắn lắm.

4. Hay đòi hỏi quyền lợi

     Những người có tính cách yêu bản thân thái quá cảm thấy có quyền nhận được những gì họ muốn từ người khác bất kể hành vi của họ ra sao. Ý thức của họ về quyền lợi nhằm che dấu sự xấu hổ và bất an bên trong của họ. Họ thuyết phục bản thân rằng họ là cấp trên và theo đó họ xứng đáng được đối xử đặc biệt. Ví dụ, thời gian của họ có giá trị hơn những người khác và họ không nên chờ đợi xếp hàng như số đông. Không có giới hạn về những gì họ có thể mong đợi từ những người khác. Mối quan hệ giữa các cá nhân là một con đường một chiều, bởi vì những người khác được coi là thấp kém và không riêng biệt. Họ không nhận ra hành vi của họ là đạo đức giả, vì họ cảm thấy vượt trội và đặc biệt. Quy tắc cho người khác không áp dụng cho họ.

5. Thiếu sự đồng cảm

 Khả năng thể hiện sự xúc động và thể hiện sự quan tâm và chăm sóc  của người ái kỷ bị suy giảm đáng kể. Theo “Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần” (2013), người ái kỷ thiếu sự đồng cảm. Họ không thể nhận ra hoặc đồng cảm với cảm xúc và nhu cầu của người khác. Nghiên cứu cho thấy họ có những bất thường về cấu trúc ở các vùng não liên quan đến sự đồng cảm trong cảm xúc.


Họ có thể tuyên bố họ yêu bạn, nhưng bạn phải xác định xem bạn có cảm thấy được yêu theo cách họ đối xử với bạn không. Tình yêu thực sự đòi hỏi sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và kiến thức sâu sắc về người mà chúng ta quan tâm. Chúng ta thể hiện sự quan tâm tích cực đối với cuộc sống và sự trưởng thành của người đó. Chúng ta cố gắng hiểu trải nghiệm của họ và thế giới quan mặc dù nó có thể khác với chúng ta. Nếu bạn chưa từng trải qua tình yêu chân thật như vậy hoặc nó bị trộn lẫn với sự lợi dụng, thì bạn có thể không đánh giá cao tình yêu đích thực và cũng không mong muốn được đối xử tốt hơn.

Không có sự đồng cảm, những người tự luyến cao có thể ích kỷ, gây tổn thương và lạnh lùng khi điều đó không đáp ứng cho họ trở nên quyến rũ hoặc hữu ích. Đối với họ mối quan hệ là giao dịch. Thay vì đáp ứng với cảm xúc, đôi khi họ quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu của họ, ngay cả khi điều đó có nghĩa là lợi dụng người khác, lừa lọc, nói dối hoặc vi phạm pháp luật. Mặc dù họ có thể cảm thấy phấn khích và đam mê trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ, nhưng đây không phải là tình yêu, mà là ham muốn. Họ được biết đến là một tay chơi. Hy sinh một người thân yêu là trong trò chơi của họ. Sự thiếu đồng cảm của họ cũng khiến họ phải chịu đựng nỗi đau mà họ gây ra cho người khác, trong khi trí tuệ cảm xúc, nhận thức của họ cho họ một lợi thế trong việc thao túng và khai thác người khác để đáp ứng nhu cầu của họ.

     6. Sự trống rỗng trong tâm trí


Những người ái kỷ thiếu một kết nối tích cực về xúc cảm với chính họ, khiến họ khó kết nối cảm xúc với người khác. Cái tôi cá nhân dốt nát và nội tâm kém cỏi đòi hỏi họ phải phụ thuộc vào người khác để xác nhận. Thay vì tự tin, họ thực sự sợ rằng họ không mong muốn. Họ chỉ có thể ngưỡng mộ bản thân như được phản ánh trong mắt người khác. Do đó, mặc dù tự hào và tự tâng bốc, họ khao khát sự chú ý và ngưỡng mộ liên tục. Bởi vì ý thức về bản thân của họ được quyết định bởi những gì người khác nghĩ về họ, họ cố gắng kiểm soát những gì người khác nghĩ để cảm thấy tốt hơn về bản thân họ. Họ sử dụng các mối quan hệ để nâng cao bản thân và cho nhu cầu tự luyến của họ. Tuy nhiên, do sự trống rỗng trong nội tâm, họ đã không bao giờ hài lòng. Bất cứ điều gì bạn làm cho họ không bao giờ là đủ để lấp đầy sự trống rỗng của họ. Giống như ma cà rồng đã chết bên trong, những kẻ ái kỷ khai thác và hút cạn những người xung quanh.

7. Thiếu ranh giới

Trong thần thoại Hy Lạp, chàng Narcissus đã yêu hình ảnh của chính mình được phản chiếu trong hồ nước. Lúc đầu, anh ấy không nhận ra đó là chính mình, điều này ẩn dụ mô tả những người ái kỷ. Những người nội tâm trống rỗng, đầy xấu hổ và cái tôi yếu kém khiến họ không chắc chắn về ranh giới của mình. Họ không có kinh nghiệm như những người khác, không có cảm xúc, vì những người ái kỷ không thể đồng cảm. Những người khác chỉ tồn tại để đáp ứng nhu cầu của họ. Điều này giải thích tại sao những người ái kỷ lại ích kỷ và không biết gì về tác động của họ đối với người khác, ngay cả khi họ đã tàn nhẫn.

8. Sự biện hộ

 Người ái kỷ quá nhạy cảm nên các mối quan hệ của họ thường gặp khó khăn, do đó họ thường biện hộ cho sự tự ái đó bằng sự kiêu ngạo và khinh miệt, phủ nhận, gây hấn và đố kị. 

9. Kiêu ngạo và coi thường

 Những sự biện hộ này xu nịnh cho cái tôi “thượng đẳng” của người ái kỷ nhằm chống lại cảm giác bất an vô thức. Nó cũng thay đổi sự xấu hổ bằng cách phóng chiếu sự thấp kém lên người khác.

     10. Sự chối bỏ

 Sự phủ nhận bóp méo thực tế để một người ái kỷ có thể sống trong một bong bóng tự mãn trong thế giới tưởng tượng của riêng họ để bảo vệ cái tôi mong manh của họ. Họ bóp méo, hợp lý hóa, vặn vẹo sự thật và ảo tưởng để tránh bất cứ điều gì có thể gây ra vết nứt trên áo giáp dày đến nỗi một số người ái kỷ không có bằng chứng hay lập luận nào có thể vượt qua.

     11. Lối suy nghĩ và thích đổ lỗi

 Sự bảo vệ này cho phép những cảm giác, suy nghĩ hoặc phẩm chất không thể chấp nhận được bị từ chối và bị quy kết về mặt tinh thần hoặc bằng lời nói với người khác. Đổ lỗi thay vì nhận trách nhiệm, vì vậy người ái kỷ là đáng trách. Lối nghĩ này giống như sự chối bỏ là một quá trình vô thức. Theo đó một người ái kỷ không phải trải qua bất cứ điều gì tiêu cực trong anh ta. Nhưng thay vào đó thực chất điều đó được bộc lộ ra bên ngoài bằng cách phản chiếu lên người khác hoặc một nhóm người. Biến người ta trở thành một người ích kỷ, yếu đuối, không đáng yêu, hoặc vô giá trị. Lối nghĩa này rất điên rồ và gây tổn hại đến lòng tự trọng của những người gần gũi với một người ái kỷ, đặc biệt là trẻ em.


      12. Hiếu chiến

Sự gây hấn được sử dụng để tạo ra sự an toàn bằng cách đẩy mọi người đi. Những người quá yêu bản thân mình nhìn thế giới là thù địch và đầy đe dọa, và họ chống lại mọi người một cách hung hăng, cả về lời nói và hành vi. Điều này có thể dẫn đến “lạm dụng ái kỷ”. Những kẻ ái kỷ thù hận trả thù để đảo ngược cảm giác sỉ nhục và khôi phục niềm tự hào của họ bằng cách đánh bại kẻ phạm tội của họ.

       13. Đố kỵ

 Người ái kỷ phải là người giỏi nhất. Họ không thể vui khi người khác thành công. Nếu người khác có những gì họ muốn, điều đó khiến họ cảm thấy thấp kém. Cuộc sống là một trò chơi tổng bằng không. Những người ái kỷ háo thắng không chỉ ghen tị với những người có những gì họ muốn; họ có thể phản ứng báo thù để hạ gục họ, đặc biệt nếu họ cảm thấy bị đe dọa. Những người ái kỷ thường ghen tị và cạnh tranh với con cái họ.

 Hãy hiểu rằng người mà bạn đang làm việc rất hữu ích, nhưng tìm hiểu những gì bạn có thể làm là điều quan trọng hơn. Hãy thử tìm hiểu kỹ hơn về cách đối xử với một người ái kỷ, điều này có thể cho bạn sự rõ ràng và hữu ích trong việc đáp ứng nhu cầu của bạn và đánh giá xem có nên duy trì mối quan hệ hay không.

----------
Tác giả:  Darlene Lancer, JD, LMFT
Dịch giả: Vũ Hà Trang- ToMo - Learn Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Vũ Hà Trang - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày!
(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.
.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

523 lượt xem