Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public5 năm trước

[ToMo] Làm Thế Nào Để Chuyển Sang Một Mối Quan Hệ Khi Bạn Đã Quen Với Việc Độc Thân

Có vẻ như là mọi người luôn tìm kiếm tình yêu, nhưng cuộc sống độc thân có thể khá tuyệt vời. Bạn độc lập, bạn không phải thoả hiệp và bạn quen với việc làm mọi thứ 100% theo cách của mình. Đương nhiên, khi bạn cuối cùng gặp được đúng người, điều đó có thể khó khăn để điều chỉnh vào một mối quan hệ. Khó khăn nhưng không phải bất khả thi.

 

Sau khi sống một mình gần như cả cuộc đời trưởng thành, sống chung với hôn phu của tôi là một thử thách. Tôi đã quen với việc làm bất cứ cái gì tôi muốn, bao gồm việc đi quanh với bộ đồ ngủ màu kem to đùng. “Em vẫn có thể làm những điều đó,” anh ấy nói vậy, nhưng tôi không muốn làm những điều đó trước mặt người khác. Tôi muốn làm vậy một mình. Anh ấy cũng có những thói quen. Tôi muốn nghe về những chi tiết đời thường nhất về một ngày của anh, điều mà anh thậm chí không nghĩ là sẽ nói về. “Xin lỗi,” anh nói, “Anh đoán là anh không quen kể cho người khác về một ngày của mình.”

 

Cũng đơn giản đủ để đồng ý về những thứ nhỏ nhặt như thế này. Nhưng có những vấn đề phức tạp hơn, và có những người phải cố gắng hơn để chuyển từ trạng thái độc thân sang việc trong một mối quan hệ.

 

Bắt Đầu Với “Cuộc Trò Chuyện”

Đôi khi hai người có thể hoà hợp với nhau nhưng họ có ý tưởng rất khác nhau về việc trong một mối quan hệ nghĩa là như thế nào. Nếu bạn đã độc thân một thời gian dài, bạn có lẽ không biết những mong đợi về mối quan hệ của bạn là gì.

 

Có lẽ người yêu mới của bạn muốn nói chuyện trên điện thoại cả ngày nhưng bạn chưa bao giờ là người thích nói chuyện qua điện thoại. Có lẽ họ nghĩ việc trong một mối quan hệ nghĩa là bạn sẽ đi chơi mỗi cuối tuần (hay mỗi ngày!) và bạn đã quen với việc dành chủ nhật một mình.

 

Sẽ đến lúc bạn muốn đưa ra những mong đợi đó, thường được biết đến là “Cuộc Trò Chuyện”. Hầu hết mọi người nghĩ là điều này định nghĩa quan hệ: Chúng ta đang hẹn hò phải không? Chúng ta dành riêng cho nhau đúng không? Liệu điều này sẽ kéo dài chứ? Cái đó tuyệt thôi, nhưng bạn cũng muốn cụ thể về cái cả hai cùng muốn từ mối quan hệ đó và cái bạn sẽ mang đến cho mối quan hệ. Cụ thể kiểu:

·       Bạn sẽ gặp nhau và trò chuyện với nhau khi nào

·       Những vấn đề có thể gây nên sự ghen tuông (bạn vẫn là bạn với người yêu cũ? Bạn nên cho họ biết)

·       Mong đợi của bạn cho tương lai

Để ý đến những mong đợi này có thể khiến sự chuyển giao dễ dàng hơn nhiều.

 


Tạo Ra Những Ranh Giới Về VIệc Chia Sẻ Thời Gian Và Không Gian

Mặc dù tôi thích dành thời gian với hôn phu của mình, tôi cũng yêu việc dành thời gian một mình. Brian cũng như vậy nên khi chúng tôi bắt đầu nghiêm túc hơn, nó dễ dàng đủ để đồng ý là chúng tôi đều cho phép đôi phương có “thời gian một mình.”

 

Nhưng ai cũng có lịch trình bận rộn, và mọi thứ không luôn theo ý muốn một cách hoàn hảo. Ví dụ tôi thích ở một mình vào buổi sáng để tôi có thể làm xong công việc của mình trong bình yên. Anh ấy lại thích có một cốc cà phê và nói chuyện trước khi đi làm. Một thời gian dài tôi cảm thấy mình không thể hoàn thành việc gì khi sống với ai đó, và anh ấy cảm thấy tôi là người cuồng công việc và làm lơ anh. Đó là lý do tại sao việc đặt ra ranh giới quan trọng. Tôi đơn giản đồng ý dậy sớm hơn, để tôi có thể có thời gian và không gian vào buổi sáng và rồi tôi dành ra khoảng 20 phút để uống cà phê với anh trước khi đi làm.

 

Trong việc tạo ra ranh giới, biên tập viên Psych Central, Margarita Tartakovsky gợi ý về “Cách Tiếp Cận Sandwich,” bao gồm “khen ngợi, chỉ trích, khen ngợi.” Ví dụ:

 

“Em thích quan hệ với anh, đó là phần tuyệt vời của mối quan hệ của chúng ta. Em thấy là mình thường có hứng vào buổi sáng trước khi đi làm và buổi tối em chỉ muốn ngủ. Chúng ta có thể quan hệ vào buổi sáng được không?”

 

Thêm vào đó, dành thời gian để hiểu về những ưu tiên của đối phương như nhà tâm lý học Randi Gunther gợi ý. Tạo một danh sách những ưu tiên về tinh thần cho việc ở một mình và làm những việc như một cặp đôi. Chính xác khi nào mỗi bạn thích ở một mình và dành thời gian cho nhau? Và thời gian đó đòi hỏi điều gì? Nó cũng giúp biết tại sao thời gian quan trọng với bạn để theo đó bạn có thể ưu tiên.

 

Viết những ưu tiên này có thể khiến việc thoả hiệp dễ dàng hơn.

 

Làm Quen Với Việc Nói Về Mọi Thứ

Giao tiếp là một vấn đề trong hầu hết mọi quan hệ nhưng khi bạn quen ở một mình, việc giao tiếp thường xuyên có thể khó khăn ở nhiều mức độ. Trên cả việc chỉ nói về ngày của bạn với ai đó, có nhiều vấn đề trong mối quan hệ yêu cầu giao tiếp, từ việc lập kế hoạch với nhau đến nói về cảm xúc của bạn. Bạn quen với việc kiểm tra người yêu của mình về vấn đề này theo thời gian, nhưng khi bạn vừa mới bắt đầu, bạn sẽ dễ dàng bỏ qua nó.

 

Nếu bạn không quen giao tiếp thường xuyên với người yêu của bạn, bắt đầu với ba câu hỏi:

 

·       Điều gì gây nên sự khó chịu giữa bạn và người yêu của bạn? Có phải là vì hai bạn không lắng nghe nhau không?

·       Điều gì gây ra cho bạn nỗi buồn và sự thất vọng? Bạn không nói về điều gì và điều gì khiến bạn không nói về chúng?

·       Bạn muốn cuộc nói chuyện của bạn với người yêu khác biệt như nào thế nào?

 


Một lần nữa, quan trọng là nói về ngày của bạn, hỏi về ngày của anh ấy hay cô ấy, hỏi ý kiến của họ về các vấn đề,… Những điều đó rất rõ ràng với những người đang trong mối quan hệ nhưng thường – những người độc thân trong mối quan hệ lại không hiểu điều đó đúng cách.

 

Sau những điều căn bản, bạn muốn học về cách giao tiếp của nhau. Nhà tâm lý học Claire Newton chỉ ra 5 phong cách giao tiếp khác nhau:

      1. Quyết đoán

      2. Hung hăng

      3. Bị động – hung hăng

      4. Ngoan ngoãn

      5. Lôi cuốn

 

Những điều này khá là rõ ràng, nhưng bạn có thể kiểm tra bài viết của cô ấy để hiểu chi tiết hơn về từng cái. Trong nỗ lực tìm kiếm phong cách của mình, Psychology Today gợi ý là hỏi bản thân một số câu hỏi:

 

Bạn có sẵn sàng nói lên ngay khi bạn nghe thấy điều mà bạn không đồng tình, hay bạn thích lắng nghe mọi mặt và giữ im lặng hay chỉ nói lên khi cuộc hội thoại đang theo chiều hướng bạn không chịu được?

 

Bạn muốn đưa ra hướng dẫn và quyết định mà không có lời khuyên từ người khác? Hay bạn muốn cách tiếp cận mang tính hợp tác hơn?

 

Bạn có thoải mái khi chia sẻ quyền lực không? Hay bạn thích mối quan hệ mà có thứ bậc tôn ti?

 

Để tâm đến mỗi “lời yêu” của bạn. Đây chỉ là cách bạn bày tỏ tình yêu: thông qua từ ngữ, hành động, quà tặng, dành thời gian cho nhau, hay động chạm vật lý. Nhận ra những khác biệt trong giao tiếp của bạn  cho phép bạn nối lại những khoảng cách và đơn giản hơn nhiều để đồng tình với nhau. Một khi bạn nắm được cách giao tiếp với người yêu của mình, bạn sẽ muốn tránh những lỗi giao tiếp thông thường. Ví dụ:

 

·       Mong người yêu bạn biết được bạn nghĩ gì

·       Chịu đựng và không nói bạn thật sự nghĩ hay cảm thấy gì

·       Không để tâm đến quan điểm của người đó

 

Nếu quan hệ của bạn đã đến điểm mà bạn cần phải bàn bạc về tài chính, điều đó cũng có thể là một khó khăn. Bạn sẽ muốn học cách có một cuộc trò chuyện về tiền bạc hiệu quả. Nghĩ đến việc có một buổi họp về tiền bạc hàng tuần. Không, nó không có vẻ thú vị, nhưng việc có thời gian để bàn bạc giữ cho nó khỏi trở thành một chủ đề hai bạn sẽ cãi nhau khi căng thẳng.

 

Đây là những vấn đề thông thường mà các cặp đôi phải giải quyết, và nếu bạn mới ở trong một mối quan hệ, bạn có lẽ không biết chúng đang đến. Chỉ đơn giản để ý chúng có thể tạo ra sự khác biệt.

 


Giữ Vững Sự Độc Lập Của Bạn

Khi bạn bắt đầu hẹn hò với ai đó, có một số thói quen độc thân bạn có thể thay đổi. Để bệ ngồi toilet xuống là một ví dụ cổ điển. Psychology Today chỉ ra rằng, khi bạn từ bỏ những cái như vậy, quan trọng là đảm bảo bạn hiểu bạn làm vậy với những lý do đúng đắn:

 

Những lựa chọn từ bỏ sự tự do của cuộc sống đơn thân cho một mối quan hệ hết lòng được đưa ra một cách tự nguyện. Không thể có sự hối hận hay sự giày vò, hay mối quan hệ sẽ thật sự tàn lụi dần. Những thứ cho đi được coi là món quà cho người đó, không phải là sự mất mát cá nhân.

 

Nếu bạn không muốn từ bỏ một số thứ quan trọng với người yêu của bạn, đó là câu chuyện khác và điều gì đó thường được giải quyết ở đầu mối quan hệ như là vấn đề về sự tương thích. Nhưng cuối cùng là: có một số thứ bạn tình nguyện từ bỏ cho mối quan hệ, và bạn không nên coi những điều đó như sự mất mát cá nhân. Cùng với đó, đó là lý do tại sao quan trọng là phải giữ được sự độc lập theo cách khác mà quan trọng với bạn.

 

Nghiên cứu cho chúng ta thấy, trong những mối quan hệ thành công nhất, những cặp đôi giữ được tình bạn bên ngoài mối quan hệ. Với tất cả sự thoả hiệp và học cách sống chung với người khác, bạn cũng không muốn hoàn toàn bị định nghĩa bởi mối quan hệ của bạn; điều có thể dẫn đến sự hối hận hay sự phụ thuộc. Bạn muốn có sự độc lập, nên hãy giữ vững tình bạn bạn có trước khi đến với nhau, và dành thời gian cho những hoạt động bạn yêu thích khi là người độc thân.

 

Một phần thú vị của việc độc thân là học cách tận hưởng sự độc lập của bạn. Bạn không phải từ bỏ nó khi bạn tìm thấy người khác bạn muốn dành cuộc đời với. Nó cần sự thấu hiểu, giao tiếp và quy tắc ngầm nhưng cả hai bên có thể có điều tốt nhất.






Tác giả: Kristin Wong

Link bài gốc: How to Transition into a Relationship When You're Used to Being Single

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Nguyễn Trang Anh - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

225 lượt xem