Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Triết Học Đường Phố] Tranh Thủ Nghe Podcast Khi Nấu Ăn Và Dọn Nhà

Trong khoảng hai tháng gần đây bà nội bị đau chân nên đã chính thức để lại vị trí bếp trưởng cho mình. Nấu nướng cho một hai người thì cũng đơn giản, nhưng năm người thì bỗng dưng trở thành một câu chuyện khác. Đỉnh điểm là đợt bà nội phải nằm viện nên mình phải bắt đầu từ việc sơ chế thức ăn, thế nên trong hai tuần đó mình cho cả nhà mỗi ngày ăn một loại củ chỉ vì lười nhặt từng cọng rau.
Mỗi bữa ngốn của mình tầm 30-45p nấu cộng thêm 15p dọn rửa. Tổng cộng một ngày gần 2 tiếng lúi húi trong bếp, đủ để mình thấy chán. Nhất là khi rửa bát. Kỹ năng rửa bát được rèn luyện trong gần 10 năm giờ đã trở thành một phản xạ tự nhiên, không cần tốn não để hoàn thành. Mà như thế lại đâm ra chán. Chán nên phải kết hợp nghe podcast cho vừa hết chán vừa tranh thủ nhặt nhạnh được vài thứ hay ho.
Nhờ tranh thủ như thế mình đã nghe gần hết khóa Justice nổi tiếng của Michael Sandel, trong khi bảo ngồi dành 10h nghe giảng bài thì chịu! Nếu rảnh thì mình sẽ xem phim, fancam, làm đủ các thứ lăng nhăng khác thay vì ngồi nghe giảng bài bởi vì những clip giảng bài thường chẳng có mấy graphic hay ho để thu hút thị giác.
Nhưng có một tác hại đó là nghe bị động (passive listening) trong khi làm việc khác (nấu nướng, dọn dẹp) sẽ không giúp mình hiểu thực sự sâu nếu chủ đề quá khó (triết học). Vì thế đôi khi mình hay nghe lại để hiểu thêm và ngẫm lại (re-think) về những chủ đề đó. Còn với những thứ dễ nghe, mang tính gợi mở thay vì yêu cầu tư duy như nghe News, Ted talks,... thì dễ vào đầu hơn.
Sau đây những nguồn hiện tại mình hay nghe hoặc đã biết đến và đang định nghe. Tất cả đều miễn phí.
1. Podcasts App trong iPhone:
miễn phí nhưng hơi đơ đơ, dễ sập
  • TED radio hour: Tổng hợp những bài TED Talks nhưng được biên tập thành một radio show, mỗi số có một concept riêng (The meaning of work, Trust and consequenses, Decoding our emotions,..), hay mời diễn giả của những bài talks được nhắc đến làm khách mời để đối thoại sâu hơn với họ về chủ đề. Vì thế nên Radio Hour có chiều sâu và đa dạng hơn nghe những TED Talks lẻ tẻ, lại thêm VJ rất duyên nên nghe rất cuốn. Lịch chiếu nhỏ giọt như K-drama, một tuần 1 tập, mỗi tập khoảng 1h. Nhược điểm: thông tin không hề updated! Hình như toàn upload những số radio được biên tập từ năm 2015.
  • HBR Idea Cast/ Ethics in Business Audio: 20-30p về tất tần tật các thứ liên quan đến kinh doanh – quản trị. Mình hay nghe để bổ trợ cho việc học trên lớp. Kiểu như có hôm sắp phải thi International Business mà đã chán ngồi ôn, trong khi phải dọn nhà vì nhà đã quá bẩn nếu không dọn thì mẹ mắng, mình đã xếp sách vở và đi dọn nhà, rồi bật podcast lên nghe về Business Ethics và tìm được mấy ideas hay ho, vừa có hứng thú viết short essays trong khi thi, vừa có ideas để phần viết được sâu hơn. Vui phết.
  • Modern Love: Những câu chuyện về tình yêu không chỉ trai gái mà cả tình cảm gia đình, tình bạn, tình hàng xóm láng giềng,... Của The NY Times nên chất lượng bài và biên tập rất tốt. Nghe xong nhẹ nhàng yêu đời yêu người thêm một đôi chút cho nên khi chán mình cũng hay nghe.
  • The Daily (của Telegraph)/ The Economist/... : Tin tức thời sự quốc tế trong khoảng 20p. Mình ít nghe thời sự vì thấy hơi mệt.
2. Podcasts trong Spotify
Mình ít nghe trong Spotify do chưa tìm được channel tủ như Podcasts, tuy nhiên dùng Spotify ổn định và mượn mà hơn Podcasts nhiều. Đặc biệt Spotify free trên điện thoại sẽ không cho chọn và giới hạn lượt skip bài hát nhưng lại mở các chức năng này cho Podcasts nên “nghe thả ga, không lo về giá”. Có mấy channel hay ho mình biết từ trước nên rất vui khi gặp lại trên Spotify.
  • Freakoconomics Radio: về các chủ đề liên quan đến kinh tế, thỉnh thoảng có phỏng vấn với người nổi tiếng như Mark Zuckerberg, Richard Brandson,… mỗi tập khoảng 40p, những tập đặc biệt dài tới gần 2 tiếng nhưng cứ nghe nhấm nháp thì vẫn ok. Mình thích nghe những bài dài hơn là nghe nhiều bài nhỏ lẻ.
  • Caliphate by New York Times: cuộc chiến chống khủng bố tốn kém hàng tỉ đô và hàng ngàn mạng sống vẫn chưa có hiệu quả gì khi ngày cành có nhiều hơn những tổ chức cực đoan hoạt động quy mô lớn hơn, với những cách thức đa dạng hơn. Kênh này đăng một loạt podcasts là phóng sự của một nữ phóng viên của NY Times trong đó cô đi tìm câu trả lời cho một câu hỏi duy nhất: Khủng bố là ai? Chúng ta đang chống lại ai? Mình mới bắt đầu nghe hôm nay và thích mê bởi nội dung mới lạ và biên tập quá tốt, ly kì kịch tính không kém drama nào.
  • HBR Idea cast cũng có trên đây.
Ngoài ra Spotify chia podcasts thành các mục nên dễ lựa chọn hơn, như Educational có nhiều channels học tiếng Anh, Business and Tech đa dạng hơn, kinh doanh, coding, quản trị, khoa học các thứ đều có,…
3. Lectures trên Youtube
Từ sau khi theo Justice của Sandel mình mới muộn màng nhận ra trên Youtube không chỉ có show, MV và fancam Kpop mà còn có nhiều tri thức chất lượng cao. Nhưng vì thuật toán của Youtube rất ngu nên mãi mình vẫn chưa tìm được thêm nhiều thứ mới lạ hay ho cho đến gần đây đọc được bài về 10 khóa triết học nhập môn online và thấy nhiều khóa trên Youtube. Một số channels/ playlists hay ho mình đã – đang hoặc có ý định subscribe
  • Justice (Harvard): làm quen với các khái niệm triết học về công lý (thế nào là công bằng, đánh thuế người giàu nặng hơn người nghèo liệu có công bằng, liệu hạnh phúc có thể đong đếm và so sánh,…). Ngoài việc nghe sẽ đỡ mỏi mắt hơn ngồi đọc cuốn Justice thì khóa học này được dẫn dắt theo lối mở hết cỡ. Giảng viên chỉ gợi mở vấn đề và điều phối sinh viên bên dưới tranh luận với nhau. Nghe rất vui và tự mình cũng ý thức mình cần tạo thói quen tư duy phản biện.
  • Psychology 101 (Yale): bài giảng về tâm lý học theo các chủ đề: cảm xúc, lý tính, tình dục, đạo đức, và một vấn đề rất hot gần đây – những bệnh tâm thần (OCD, tự kỷ, rối loạn lo âu, trầm cảm,...). Tuy nhiên khóa này lại thiên về nghe thuần túy chứ không có nhiều thảo luận lắm. Mình chưa học hết đâu nhưng đã xem hết tập 20 – nói về Hạnh phúc. Và bài giảng đó đã thay đổi quan niệm của mình về hạnh phúc.
  • Jordan Peterson: Theo mình thì ông xứng với danh hiệu triết gia của thể kỷ 21. Ban đầu mình chỉ nghe những đoạn bài giảng ngắn của ông được cắt ra và reup trên Bite-sized Philosophy nhưng sau đó vì thích nên định nghe full bài giảng của ông dài hơn 2 tiếng. Cách ông nói và quan điểm của ông về mọi chủ đề đều rất chất, rất thông minh.
  • Về triết học: Mới đây trên BigThink tổng hợp 10 khóa triết online free mà phần lớn là ở Youtube nên không cần dùng thêm một platform lằng nhằng nào để học.
Học qua podcast lúc đang nấu nướng dọn dẹp chắc chắn không thể sâu như khi dành thời gian ngồi học tử tế, nhưng là một cách giết thời gian khá vui với mình vì nó khiến mình có hứng đọc nhiều hơn, nghe nhiều hơn khi đã dọn nhà xong. Còn cậu hay nghe gì, làm gì, hay nghĩ về điều gì trong những đoạn thời gian chết? À nếu biết channel nào hay ho về khoa học, tự nhiên thì nhắc mình với nhé chanh chiuuuu!

-------------------------------------------------------------------

[Liên Kết Với Tác Giả Bài Viết - Cộng Đồng Tác Gỉa Chuyên Sâu AUTHORITY]

 Tác giả: Vũ Thiên Trang

Xem thêm nhiều bài viết của tác giả tại: Vũ Thiên Trang

Follow Facebook Authority - Cộng Đồng Tác Gỉa Chuyên Sâu để đọc thêm các bài viết mang tính chất chuyên sâu thuộc nhiều lĩnh vực/ chủ đề khác nhau từ các tác giả là Blogger/ Author đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

811 lượt xem