Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo] 9 Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Michelangelo

Nhân ngày sinh nhật thứ 540 của ông, chúng ta hãy cùng điểm qua 9 sự thật bất ngờ về nhà hoạ sĩ thường được gọi với cái tên “Đấng Tối Cao”.

1.     Một cuộc ẩu đả với kẻ thù làm vỡ mũi ông ấy hồi còn teen.

Khi còn là một chàng thiếu niên, Michelangelo được gửi đến sống và học tập tại nhà của ngài Lorenzo de 'Medici (một ông trùm người Ý, nhà ngoại giao, chính trị gia và người đỡ đầu của các học giả, nghệ sĩ, và nhà thơ), sau này ngài là một trong những nhà tài trợ nghệ thuật quan trọng nhất trên toàn châu Âu. Bàn tay chắc chắn cùng với một cái đục và chổi màu nhanh chóng biến cậu trở thành niềm ghen tỵ của tất cả bạn bè đang theo học. Một gã trẻ tuổi cạnh tranh với cậu, tên là Pietro Torrigiano đã phát điên với tài năng siêu việt của Michelangelo – và có lẽ cả miệng lưỡi sắc sảo của cậu nữa – đến nỗi nó đấm một cú vào mũi cậu, khiến nó vĩnh viễn bị bầm dập và biến dạng. “Tôi đã đấm một nhát vào mũi nó, mạnh đến nỗi tôi cảm nhận được xương và sụn kêu răng rắc như bánh bích quy dưới khớp ngón tay tôi,” Torrigiano khoe khoang sau này, “rồi anh ấy sẽ còn mang theo dấu ấn của tôi xuống tận mồ.”



2.     Lần đầu tiên ông vươn tới đỉnh cao xuất chúng sau một nỗ lực thất bại trong một thương vụ lừa bán tác phẩm nghệ thuật

Thuở đầu sự nghiệp của mình, Michelangelo đã điêu khắc một bức tượng thần ái tình Cupid nay đã thất lạc theo phong cách của người Hy Lạp cổ đại. Khi trông thấy tác phẩm này, cha đỡ đầu của ông là ngài Lorenzo di Pierfrancesco de’ Medici đã đưa ra một phản bác tinh vi. “Nếu con đã sẵn sàng như vậy, thì hãy sẵn sàng khiến bức tượng trông như thể nó từng được chôn cất đi nhé,” Medici nói, “Ta sẽ đem nó đến Rome và nó sẽ được bán lại cho một tiệm đồ cổ, và con sẽ bán nó với giá hời hơn rất nhiều.” Michelangelo đồng ý, và bức tượng cupid giả cổ được bán cho Cardinal Raffaele Riario dưới vỏ bọc là một báu vật khảo cổ mới được phục hồi gần đây. Sau này, Riario nghe được lời đồn đoán về chiêu trò lừa gạt này và đã được hoàn tiền, nhưng ông cảm thấy hết sức ấn tượng bởi kỹ thuật chạm trổ của Michelangelo đến nỗi ông đã mời cậu đến thành Rome để gặp gỡ. Nhà điêu khắc trẻ tuổi đã nán lại ở thành phố Vĩnh Cửu trong vài năm tiếp theo, cuối cùng giành được nhiệm vụ là điêu khắc bức tượng Pieta (tác phẩm tái hiện hình ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh Mary thương xót nâng trên tay thi thể của chúa Jesus), tác phẩm lần đầu tiên biến tên tuổi ông trở thành một nhà hoạ sĩ.



3.     Ông đã điêu khắc tượng “David” từ một khối đá cẩm thạch bỏ đi.

Michelangelo nổi tiếng “kén cá chọn canh” đối với loại đá cẩm thạch mà ông sử dụng cho các bức phù điêu của mình, tuy nhiên, cho bức tượng “David” nổi tiếng của ông, ông lại sử dụng một khối đá mà các nghệ sĩ khác đều cho rằng không thể chạm trổ được. Được biết đến với cái tên “người Khổng Lồ”, phiến đá khổng lồ từng được khai thác gần 40 năm về trước cho một loạt các bức phù điêu cho Nhà thờ thành phố Florence, nhưng cuối cùng bị bỏ hoang. Nó đã bị huỷ hoại và chịu nhiều điều kiện khắc nghiệt sau nhiều năm phơi mình dưới những yếu tố thời tiết, và vào thời điểm Michelangelo bắt đầu làm việc với nó vào năm 1501, nó đã phải chịu nhiều dấu dùi đục đẽo của nhiều nhà điêu khắc kém cỏi. Cuối cùng, Michelangelo đã khắc tạc tảng đá bị bỏ phế thành một trong những kiệt tác rực rỡ nhất của mình, tuy nhiên, các phân tích gần đây về tượng “David” đã hé lộ rằng chất lượng kém của đá có thể đã khiến bức tượng giảm sút với tốc độ nhanh hơn hầu hết các bức tượng bằng đá cẩm thạch.



4.     Ông đã hoàn thành những tác phẩm nghệ thuật cho 9 vị Giáo hoàng Thiên chúa giáo khác nhau.

Bắt đầu vào năm 1505, Michelangelo đã làm việc cho 9 vị Giáo hoàng Thiên chúa giáo liên tục từ Julius II đến Pius IV. Độ trải rộng của các tác phẩm của ông dành cho người dân thành phố Vatican là vô cùng lớn, và trong đó, bao gồm mọi thứ từ chạm trổ các núm vặn trang trí cho giường ngủ của giáo hoàng cho đến dành 4 năm “lao tâm, khổ tứ” vẽ tranh trên trần Nhà nguyện Sistine. Những thương vụ của Michelangelo với những người đỡ đầu thiêng liêng của ông không luôn luôn suôn sẻ. Ông từng có một mối quan hệ sâu sắc nhất định với vị giáo hoàng thích gây sự Julius II, và từng dành 3 năm xây dựng mặt tiền đá cẩm thạch cho giáo hoàng Leo X, chỉ để rồi Giáo hoàng lại đột ngột ngừng dự án. Nhà hoạ sĩ về sau tận hưởng các mối quan hệ cộng tác hậu hĩnh hơn với các giáo hoàng khác, và tìm cho mình vị thế được sủng ái nhất nổi tiếng ở thời giáo hoàng Paul III, người đã đứng ra bảo vệ tác phẩm “Sự phán xét Cuối cùng” của ông sau khi các linh mục nhà thờ cho rằng rất nhiều bức tượng khoả thân của nó là tục tĩu.



5.     Ông đã lồng ghép những nét giống mình vào một số tác phẩm nổi tiếng nhất của mình.

Michelangelo hiếm khi ký tên dưới bức hoạ của mình và không để lại bất cứ một bức tranh tự hoạ chính thức nào, nhưng ông ấy thường xuyên ẩn giấu những bức hoạ cách điệu khuôn mặt mình trong các bức vẽ và phù điêu. Bức nổi tiếng nhất trong số các bức chân dung tự hoạ bí mật đó được tìm thấy trong bức tranh trên trần Nhà nguyện Sistine “Sự phán xét Cuối cùng”, trong đó Thánh Bartholomew được thể hiện là đang nâng một miếng da người nhão có khuôn mặt trông như khuôn mặt của nhà hoạ sĩ. Michelangelo cũng khắc hoạ chính mình như Thánh Nicodemus trong bức Pieta ở thành phố Florence, và các nhà lịch sử hội hoạ đều cho rằng ông ấy có thể được vẽ trong một cảnh đám đông ở bức tranh tường “Thánh Peter bị đóng đinh trên thánh giá”



6.     Ông ấy đã thiết kế thành luỹ quân đội cho thành phố Florence.

Vào năm 1527, người dân của thành phố Florence, quê hương Michelangelo đã trục xuất gia hệ thống trị nhà Medici và thành lập một chính quyền cộng hoà. Mặc dù từng đứng trong hàng ngũ của Giáo hoàng Clêmentê VII nhà Medici, nhưng Michelangelo ủng hộ tư tưởng cộng hoà và được bổ nhiệm làm người chỉ huy của pháo đài thành phố. Ông đã đảm đương công việc này một cách nghiêm túc, xây dựng những bản phác thảo tổng quát về những thành luỹ kiên cố và thậm chí còn tham quan những thị trấn gần đó để nghiên cứu những bức tường thành bảo vệ của họ. Các thiết kế của ông sau này chứng tỏ chúng là một chướng ngại vật lớn khi quân đội của Giáo hoàng tiến vào đòi lại thành phố, và thành phố Florence đã trụ vững 10 tháng dưới vòng vây hãm trước khi cuối cùng thất thủ vào tháng Tám năm 1530. Michelangelo đã có thể bị xử tử vì tội phản quốc, nhưng Giáo hoàng Clêmentê VII đã tha thứ cho ông bởi vai trò của ông trong cuộc đảo chính và thậm chí ngay lập tức tái bổ nhiệm ông. Tuy nhiên, vị trí của nhà hoạ sĩ ở thành phố Florence do triều đình Medici trị vì duy trì không ổn định, và khi Giáo hoàng qua đời vào năm 1534, Michelangelo đã rời thành phố để bay đến Rome, không bao giờ quay trở lại đây.



7.     Ông là một nhà thơ tài năng.

Michelangelo được biết đến nhiều nhất với tư cách là một nghệ sĩ thị giác, tuy nhiên, ở thời đại của mình, ông còn là một thi nhân đáng trọng. Ông đã sáng tác vài trăm bài thơ sonnet và những bản nhạc madrigal trong suốt sự nghiệp của mình, ông thường viết ra vài dòng bâng quơ của một đoạn thơ khi ông đục đẽo các bức tượng trong xưởng của mình. Chất thơ của Michelangelo khéo sử dụng khả năng chơi chữ uyên thâm, và đụng chạm vào mọi thứ từ tình dục và tuổi già đến hoạt động bài tiết quá mạnh của mình (ông tiếc nuối than về một “đường ống ẩm ướt buộc tôi phải tỉnh giấc nồng quá sớm”). Mặc dù không một áng văn chương nào của ông được xuất bản chính thức trong suốt quãng đời của mình, chúng được truyền miệng rộng rãi trong giới nhà văn thành Rome của thế kỷ thứ 16, và các nhà soạn nhạc thậm chí còn phổ nhạc cho chúng.



8.     Ông vẫn miệt mài làm việc cho tới tuần lễ ông qua đời.

Michelangelo đã dành phần lớn những năm tháng vàng son của mình giám sát thi công công trình tượng Basilica của Thánh Peter ở thành phố Vatican. Ngay cả sau khi ông đã trở nên quá yếu không thể đi đến khu vực thi công thường xuyên, ông vẫn giám sát công việc từ nhà bằng cách gửi những bản vẽ và thiết kế đến những thợ quản lý tin cẩn. Tuy nhiên, bức phù điêu lưu giữ tình yêu đích thực của Michelangelo, và ông ấy vẫn tiếp tục đục đẽo trong xưởng ở nhà mình cho đến tận giây phút cuối cùng. Những ngày ít ỏi còn lại trước khi ông qua đời ở tuổi 88, ông vẫn đang làm việc với bức phù điêu còn được gọi là “Rondanini Pieta”, nó khắc hoạ cảnh chúa Jesus trong vòng tay của Đức mẹ đồng trinh Mary.



9.     Hai trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là nạn nhân của những trò phá hoại công trình văn hoá.

Vào năm 1972, một nhà địa chất thần kinh không ổn định tên là Laszlo Toth đã nhảy qua vòng dây bảo vệ vào tượng Basilica của Thánh Peter và cầm một cái búa đập vào bức “Pieta” của Michelangelo. Cuộc tấn công làm vỡ mũi của Madonna (Đức Mẹ Đồng trinh Mary) và cẳng tay cũng như một phần mí mắt và mạng che mặt của bà. Các đội ngũ trùng tu sau đó đã khôi phục hàng tá những mảnh nhỏ đá cẩm thạch từ bức tượng vô giá này, bao gồm cả một miếng được gửi bằng thư tín đến thành phố Vatican bởi một khách du lịch người Mỹ cảm thấy có lỗi khi người nãy từng nhặt được nó trong cảnh hỗn loạn. Mất 10 tháng tu sửa trước khi tượng “Pieta” cuối cùng được trưng bày trở lại – lần này thì nó được đặt sau một tấm kính bảo vệ. Một tai ương sau đó cũng giáng xuống tượng “David” vào năm 1991, khi một kẻ phá hoại lia chiếc dùi xuống làm đứt một phần ngón chân cái của chân trái bức tượng.

----------

Tác giả: Evan Andrews

Link bài gốc: 9 Things You May Not Know About Michelangelo
Dịch giả: Nguyễn Việt Phương - ToMo - Learn Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Nguyễn Việt Phương - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,282 lượt xem