Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo] 6 Công Cụ Giúp Bạn Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Trực Tuyến Đặc Trưng Nhất

*Bài viết được trình bày dưới dạng song ngữ Việt - Anh.

Hãy nắm bắt hai từ này, “cá nhân” và “thương hiệu” và nghĩ xem chúng đại diện cho điều gì.

Take those two words, “personal” and “brand” and look at what they symbolize.

Khi một thứ gì đó mang tính cá nhân, rất riêng biệt, nó dựa trên phương diện nghệ thuật, sự biểu hiện, và những câu chuyện nhiều hơn. Một thương hiệu, tiếp đó, là cách câu chuyện được đúc kết, truyền đạt và thể hiện trong cách nhìn của người xem. Vẻ ngoài thường được quan tâm hơn, trong khi sự biểu hiện cá nhân lại cơ bản tập trung vào nội tâm bên trong.

When something is personal, deeply personal, it leans more on on the side of art, expression, and story. A brand, then, is how that story is packaged, distributed, and represented in the eyes of audience members. It is more concerned with the external, while personal expression focuses primarily on the internal.

Phần lớn mọi người thường nghĩ sai về thương hiệu cá nhân khi đặt 100% sự tập trung vào khía cạnh “thương hiệu”. Họ giành tất cả thời gian của họ để nói về những câu chuyện, những sự phát triển để đạt được hình tượng đáng  tin cậy, chỉ để kết thúc với một “thương hiệu”hào nhoáng mà hoàn toàn không có thực chất bên trong. Họ có lẽ trông rất chuyên nghiệp khi nhìn từ xa, nhưng khi tiếp xúc gần hơn họ chẳng là gì hơn ngoài một con người chỉ biết nói.

Where most people go wrong in thinking about their personal brand is in putting one hundred percent of the emphasis on the “brand” side of the equation. They spend all their time talking the talk, growth hacking their way to a status of credibility, only to end up with a glossy “brand” with absolutely no substance. They might look professional from afar, but upon closer inspection they are nothing more than a talking head.

Đó không phải là một thương hiệu cá nhân.

That’s not a personal brand.

Tôi đã làm việc trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu cá nhân gần một thập kỷ - và trong rất nhiều năm trước, tôi thậm chí đã không biết thương hiệu cá nhân là gì và tôi cũng không biết tôi đang xây dựng thương hiệu cho chính mình. Thương hiệu cá nhân đầu tiên tôi tạo dựng là cái nhãn game thủ ở trường cấp ba.Tôi là một trong số những thiếu niên được xếp hạng cao nhất trong trò chơi điện tử World of Warcraft ở Bắc Mỹ, và cũng là một trong những người viết blog về World of Warcraft nổi tiếng nhất trên mạng. Tôi đã không biết về khái niệm đó, cái mà ngày nay chúng ta gọi là một “thương hiệu cá nhân,” nhưng ở tuổi 17 tôi biết có 10,000 người đang theo dõi blog của tôi mỗi ngày là rất giá trị. Tôi đã biết cách để thu hút người hâm mộ.

I have been in the personal branding space for almost a decade — and for many of those years, I didn’t even realize what a personal brand was, or that I was even building one for myself. The first personal brand I built was around my gamer tag in high school. I was one of the highest ranked World of Warcraft players in North America as a teenager, and also one of the most e-famous World of Warcraft bloggers on the Internet. I didn’t know the term for it, this thing we now call a “personal brand,” but at seventeen years old I knew that having ten thousand people reading my blog every day was valuable. I knew the power of building an audience.

Trong những năm sau đó, tôi đã tự đổi mới chính mình rất nhiều, tham gia vào các lĩnh vực mới như sức khỏe và sắc đẹp, hay việc viết, và tạo một thương hiệu cá nhân để kết nối. Và sau khi hoàn thành nó rất nhiều lần, tôi đi đến kết luận rằng một hương hiệu cá nhân bền lâu không thể tồn tại mà không có cả hai phần: nghệ thuật và truyền thông, cách thể hiện và sự truyền tải.

In the years since, I have reinvented myself over and over again, entering new industries like health and fitness, or writing, and building a personal brand to match. And having done it multiple times, I have come to the conclusion that a long-lasting personal brand cannot exist without both parts: art and marketing, expression and distribution.

Bạn cần cả hai.

You need both.

Vậy bạn làm thế nào có được những câu chuyện cá nhân sâu sắc, hoặc làm thế nào bạn nắm giữ những hiểu biết được dài lâu, và đúc kết nó một cách thích hợp?

So, how do you take that deeply personal story, or the knowledge you hold so close to your heart, and package it appropriately?

Hãy nói về phương diện truyền tải mọi thứ. Đây là một số công cụ bạn nên tận dụng để chia sẻ câu chuyện của bạn với thế giới một cách chủ động nhất:

Let’s talk about the distribution side of things. Here are some tools you should take advantage of to actively share your voice with the world:

1. Quora

Tôi là một fan bự của trang Quora. Theo quan điểm cá nhân, tôi nghĩ nó là một trong những nền tảng xã hội bị đánh giá thấp nhất trên mạng. Nó lớn hơn nhiều so với mọi người tưởng tượng, và thực chất nó là nơi đào tạo tốt nhất cho phép bạn xem xét kỹ người xem và kiểm tra những cái nào thích hợp và những cái nào không.

I am a huge advocate for Quora. Personally, I think it is one of the most undervalued social platforms on the Internet. It’s far bigger than people realize, and is quite literally the single best training ground for vetting your audience and testing what resonates and what doesn’t.

(pic by http://techiesstuff.net/)

Quora là một nơi để Hỏi/Đáp với nền tảng nội dung được viết dưới dạng các văn bản dài và hay. Nhưng lợi ích thực sự đó là bạn có những người đang hỏi một cách khá văn vẻ những câu hỏi về các vấn đề nổi bật hoặc về những lĩnh vực bạn đang trông mong trở thành một người dẫn đầu về ý tưởng. Chẳng có gì biểu hiện về khán giả của bạn và những nhu cầu của họ tốt hơn một câu hỏi.

Quora is a Question/Answer site that thrives off well-written, long form content. But the real benefit is the fact that you have people who are quite literally asking questions about the very topic or industry you’re looking to become a thought leader within. There is nothing more telling about your audience and their needs than a question.

Nếu bạn muốn để trở thành một người dẫn đầu về ý tưởng, và đặc biệt nếu bạn muốn xây dựng thương hiệu cá nhân trực tuyến, tôi đặc biệt khuyến nghị bạn nên viết bài trên Quora.

If you want to become a thought leader, and especially if you want to build your personal brand online, I highly suggest writing on Quora.

2. Các Nhóm Trên Facebook (Facebook Groups)

Một lần nữa tôi muốn nhắc lại, trước hết một “thương hiệu cá nhân” cần mang đặc trưng cá nhân.

Again, a “personal brand” needs to be personal, first.

Các nhóm trên Facebook đã phát triển một cách cực kỳ mạnh trong một vài năm qua, và bây giờ chúng được nhìn nhận như một trong những cách tốt nhất để giữ liên lạc với mọi người ở một mức thích hợp. Phần lớn những người làm tiếp thị số mà tôi biết đều dùng tính năng Nhóm trên Facebook để xây dựng các khách hàng mục tiêu, và thực tế họ thích dùng tính năng Nhóm hơn là phụ thuộc vào các trang dành cho người hâm mộ trên Facebook.

Facebook Groups have evolved tremendously over the past few years, and are now seen as one of the best ways to keep in touch with people within a specific niche. Most of the digital marketers I know use Facebook Groups to build highly targeted audiences, and actually prefer using Groups as opposed to relying on Facebook fan pages.

(pic by https://postcron.com/)

Một chiến lược tôi đã tìm ra, cái mà cực kỳ hiệu quả trong việc gắn kết là thực hiện các buổi giới thiệu trực tiếp, các phần Hỏi và Đáp, vân vân… trong nhóm trên Facebook của bạn. Điều này cho phép những người theo dõi thực sự nhìn thấy bạn (một phần then chốt trong việc truyền tải thông điệp về đặc trưng cá nhân cho thương hiệu cá nhân của bạn), trong khi cũng tận dụng sự thật rằng ngày nay Facebook ưu tiên các video hơn – đặc biệt là những cái phát trực tiếp.

One strategy I have found that works extremely well for engagement is doing Live presentations, Q&A session, etc., within your Facebook Group. This allows your audience to actually see you (a key part of conveying the personality of your personal brand), while also capitalizing on the fact that Facebook is prioritizing video heavily these days — especially the Live feature.

Và nếu bạn vẫn không chắc chắn về việc tính năng Nhóm trên Facebook có tồn tại lâu không, Mark Zuckerberg chỉ vừa mới thay đổi sứ mệnh của Facebook và nó được suy xét rất kỹ về khái niệm của các nhóm xã hội trực tuyến.

And if you’re still unsure of whether Facebook Groups will be around for a while, Mark Zuckerberg just changed Facebook’s mission and it revolves heavily around the concept of social groups online.

3. Slack

Một cách tuyệt vời khác để giữ những người theo dõi thậm chí gắn kết hơn đó là tạo một kênh Slack riêng cho bạn và thương hiệu của bạn.

Another great way to keep followers even more engaged is by creating a private Slack channel for you and your brand.

Cái này có vẻ “quá” mang đặc trưng cá nhân, nhưng tôi nghĩ chúng ta đang sống trong thời đại mà những con số về lượng người xem và Người theo dõi dù có nhiều vẫn mất đi một chút sự bóng bảy của nó. Chúng ta biết rằng nó không chỉ về lượng người bạn có thể tiếp cận mà còn về lượng người phù hợp bạn có thể tiếp cận.

This might seem a little “too” personal, but I think we’re entering a time where massive audiences and eye-popping Follower counts have lost a bit of their shine. We know that it’s not just about how many people you can reach, but how many of the right people.

(pic by https://keyholesoftware.com)

Một chút hóm hỉnh là Slack thực tế được khởi nguồn từ một khái niệm phòng nói chuyện về các trò chơi cũ, và như một người game thủ trước đây, tôi sẽ nói với bạn rằng những phòng nói chuyện trực tuyến đó chỉ mang tính cá nhân. Bằng cách tạo ra một kênh Slack riêng, bạn có thể xây dựng mối quan hệ chắc chắn hơn với những người đang theo dõi bạn.

Funny enough, Slack actually originated from an old gaming chat room concept, and as a former gamer I will tell you that chat rooms online are just as personal as anything else. By creating a private Slack channel, you can build stronger relationships with the people within your follower base.

4. Webinars

Việc sử dụng Webinars, website chứa các bài trình bày, giảng dạy hoặc hội thảo trực tuyến, chắc chắn đã tăng vọt trong một vài năm qua bởi tất cả chúng ta đều nhìn thấy giá trị của video. Thậm chí là một nhà văn, tôi liên tục hỏi chính bản thân mình xem làm cách nào tôi có thể tiếp tục tồn tại trong kỷ nguyên số nơi mà video là phương tiện truyền đạt có tính gắn kết nhất.

Webinar usage has absolutely skyrocketed over the past few years, and it’s because we’re all now seeing the value of video. Even as a writer, I am constantly asking myself how I can continue to stay relevant in the digital age where video is by far the most engaging medium.

Webinars là nơi tôi bắt đầu trải nghiệm, và cũng là nơi có thể dùng cho cả những mục đích gắn kết con người bên trong hay cho việc quảng bá vẻ bề ngoài. Nếu bạn dùng một thứ tương tự như Clickmeeting, ví dụ, bạn có thể gắn nhãn bài thuyết trình để kết nối với tính nghệ thuật trong thương hiệu cá nhân của riêng bạn, truy vấn và đo lường sự tương tác thông qua webinar, và sau đó một khi bạn hoàn thành, hãy tải video về và tải nó lên các kênh xã hội của bạn như một bài tóm tắt – trong trường hợp bạn bỏ lỡ nó.

Webinars are something I have started experimenting with, and can be used for both internal engagement purposes or for external marketing. If you use something like Clickmeeting, for example, you can brand the presentation to match your personal brand’s aesthetic, track and measure engagement throughout the webinar, and then once you’re done, download the video and then upload to your social platforms as a recap — in case you missed it.


(pic by https://neilpatel.com)

Trong khi bạn có thể thu video trước trên Webinars và thậm chí là cài đặt để thu hút cả một loạt người dùng từ những quảng cáo Facebook đến đăng ký trên Webinar, giá trị thực nằm ở chỗ mọi người có thể thực sự nhìn thấy bạn khi bạn đang giải thích một điều gì, hay đang dạy, hay đang nói về cách bạn làm những gì bạn làm.

While you can pre-record Webinars and even set up a whole user flow from Facebook ad to Webinar registration, the real value is in having people be able to actually see you as you’re explaining something, or teaching, or even talking about how you do what you do.

Hãy nhớ: càng mang đậm nét cá nhân càng tốt.

Remember: the more personal the better.

(Và tôi đã nhìn thấy một cách thức dần trở nên rất phổ biến là phối hợp một Virtual Summit, một trong những công cụ số hiệu quả nhất, nó là một sự kiện trực tuyến với một người dẫn sẽ phỏng vấn nhiều khách mời khác về cùng một chủ đề. Hãy nghĩ về điều này như thể một tập hợp của hơn 20 bài thuyết trình Webinar được tạo trước bởi những người đi đầu trong tư duy ở một lĩnh vực cụ thể, cái mà khiến những thành viên đang theo dõi sẽ trả tiền để được vào xem. Chỉ là một chút kích thích cho suy nghĩ của bạn.

(Also: something I have seen becoming really popular lately is coordinating a Virtual Summit. Think of this as 20+ different pre-recorded Webinars created by thought leaders in a specific niche, which audience members then pay for access to. Just some food for thought.)

5. Những khóa học Video (Video Courses)

Bước kế tiếp sau khi bạn đã bước vào thế giới của Webinar là cân nhắc truyền tải những hiểu biết của bạn và tập hợp thành một khóa học video. Lại một lần nữa, mọi người muốn cảm thấy như thể họ đang ngồi cùng chỗ với bạn, và học từ bạn và chỉ có bạn mà thôi.

The obvious next step after you’ve taken the leap into the world of Webinars is to consider transferring your knowledge and putting together a video course. Again, people want to feel like they’re sitting in the same room as you, and learning from you and only you.

(pic by https://www.prmi.org)

Theo kinh nghiệm của tôi, những khóa học video là một trong những cách cao cấp không chỉ gắn kết những người theo dõi trung thành nhất mà còn có thể thực sự làm tăng hình tượng thương hiệu cá nhân của bạn nếu bạn làm tốt. Đặc biệt nếu khóa học đạt được sự chuyên nghiệp, chính nó sẽ nâng tầm tiêu chuẩn thương hiệu của bạn. Kết hợp nó với chất liệu âm thanh và nhiều nguồn tài nguyên khác, và bạn bây giờ đã có một thứ có giá trị cao cái sẽ gắn kết những người trung thành hiện tại và thu hút thêm những người mới.

In my experience, video courses are one of the most premium ways to not only engage your most loyal followers, but if done correctly can actually raise the status of your personal brand. Especially if the course is shot professionally, that alone raises the standard of your brand. Combine that with extremely sound material and plenty of additional resources, and you’ve now got a high-ticket item that engages current loyalists and attracts new ones as well.

Để thực sự xây dựng được một khóa học video, tuy nhiên, là có rất nhiều việc phải làm. Về phần mềm, tôi dùng Kajabi, cái mà bạn có thể dùng để làm chủ một khóa học video qua một cổng internet và khách hàng có thể đăng nhập, vào xem và thanh toán bất cứ lúc nào. Tiếp đó, kết nối nó với những thứ như Leadpages hay Clickfunnels để phân phối thực tế: tạo trang, các chuỗi email tự động, vân vân…

To actually build a video course, however, is a pretty big undertaking. For software, I would check out Kajabi, which you can use to actually host your video course within a portal and customers can log into and access over time, as well as process payments. Then, combine it with something like Leadpages or Clickfunnels for the actual distribution of it: landing pages, automated email sequences, etc.

Tôi muốn nhắc nhở bạn rằng nếu bạn tập trung hoàn toàn vào mặt tiếp thị và thương hiệu, khóa học của bạn sẽ thất bại. Nhớ rằng, nó cần có sự cân đối. Nếu nó không “mang nét cá nhân,” nếu không có những câu chuyện, những cách thể hiện nổi bật, bạn cũng chỉ như rất nhiều người khác.

I want to remind you though that if you are entirely focused on the marketing and brand side of the equation here, your video course will fall flat. Remember, it has to be a balance. If it’s not “personal,” if there’s no story, no expression, then you’ll just be like everybody else.

6. Skype

Hãy nói về một cách gắn kết một đối một và cực kỳ trực tiếp.

Let’s talk about extremely direct, one-on-one engagement.

Nếu Webinars thu hút rất nhiều người xem, và những khóa học video là cách xa xỉ của phần nội dung, thì những hội thảo video trực tiếp nên là những lời đề nghị gắn kết cao cấp nhất của bạn.

If Webinars attract lots of eyeballs, and video courses are the luxury form of that content, then direct video conferencing should be your most premium engagement offering.

(pic by http://www.ciobulletin.com)

Bất cứ khi nào tôi tư vấn cho ai đó về chiến lược xã hội của họ, hay một ai đó hỏi tôi cách họ có thể có được nhiều người theo dõi hơn, tôi luôn hỏi họ, “Tại sao? Tại sao bạn muốn có nhiều người theo dõi hơn?” Sự thật là, phần lớn mọi người không thể trả lời câu hỏi đó. Họ chỉ giả định nhiều hơn là tốt hơn.

Whenever I consult someone on their social strategy, or someone asks me how they can get more followers, I always ask them, “Why? Why do you want more followers?” The truth is, most people can’t answer that question. They just assume more = better.

Thay vì luôn cố gắng để theo đuổi cái gọi là “nhiều hơn,” tôi luôn khuyến khích mọi người để giảm đi một nửa số lượng và gắn kết sâu sắc hơn với những người theo dõi bạn đang thực sự có thì tốt hơn.

Instead of always trying to chase “more,” I really encourage people to double-down and engage with who they already have, better.

Sử dụng những thứ như Skype và đề nghị một buổi tư vấn, hội thảo, hoặc thậm chí một cuộc thi qua video trên kênh xã hội của bạn, trao giải cho mọi người với một buổi “trò chuyện qua Skype” trong 30 phút cùng bạn là một cách tuyệt vời để gắn kết những người theo dõi.

Using something like Skype and offering video consulting, conferencing, or even doing contests on your social platforms rewarding people with a 30-minute “Skype coffee” with you is a great way to really engage your followers.

Bởi vì cuối ngày, bất cứ ai người bạn nói chuyện trực tiếp cùng, thậm chí nếu nó chỉ có năm phút, cũng sẽ nhớ đến bạn và cảm thấy có nhiều động lực để gắn kết với bạn hơn là bình thường.

Because at the end of the day, anyone you have a direct conversation with, even if it’s only for five minutes, is going to remember you and feel much more compelled to engage with you on a regular basis.

Tại sao?

Why?

Bởi khi ấy bạn có thực. Bạn có những nét cá tính riêng biệt.

Because you’re real. You’re personal.

----------
Tác giả: Nicolas Cole

Link bài gốc: 6 Tools That Will Help Make Your Personal Brand Online More Personal.

Dịch giả: Ngô Minh Phương - ToMo: Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Ngô Minh Phương - Nguồn: ToMo: Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo: Learn Something New để đọc các bài dịch song ngữ và cập nhật thông tin bổ ích hàng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

312 lượt xem