Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

[ToMo] Cách Để Kinh Doanh Phụ Trong Khi Duy Trì Công Việc Chính

*Bài viết được trình bày dưới dạng song ngữ Việt - Anh.

Câu nói "Đừng bỏ công việc chính của bạn" đã trở thành tất cả nhưng nó lỗi thời rồi. Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên của tinh thần khởi nghiệp. Là ông chủ của chính bạn đang là xu hướng mới thời thượng. Nhưng trong khi liều lĩnh và chỉ mong muốn có kế hoạch A, việc duy trì công việc chính của bạn trong khi chuyển công việc phụ thành một doanh nghiệp là một cách tuyệt vời để giảm thiểu rủi ro, tìm hiểu thị trường của bạn, và thử nghiệm các ý tưởng cũng những mô hình kinh doanh.

Tuy nhiên,việc  gây dựng một doanh nghiệp và thương hiệu trong khi đang làm công việc theo giờ hành chính thì thực sự khó khăn. Dưới đây là một số “mách nước” giúp bạn dễ dàng thực hiện cả hai.

The saying, "Don't quit your day job," has become all but obsolete. We live in an era of entrepreneurship. Being your own boss is the chic new trend. But while throwing caution to the wind and only having a Plan A is tempting, keeping your day job while turning a side gig into a business is a great way to mitigate risk, learn your market niche, and test ideas and business models.

However, building a business and a brand while working a nine-to-five is tough. Below are a few tips to help you ease your way into doing both.

 

1. Cân nhắc việc có đối tác kinh doanh hoặc người đồng sáng lập

Có một đối tác kinh doanh là một cách tuyệt vời để phòng ngừa rủi ro, có quyền truy cập vào các ngân sách bổ sung và phân chia khối lượng công việc. Đây cũng là cách nhanh nhất để phá hủy một tình bạn và khiến doanh nghiệp của bạn trở nên tồi tệ trước khi nó thành công. Trước khi chung tay với người bạn thân của mình, dưới đây là một vài điều bạn nên cân nhắc:

Bạn cần kiểu đối tác nào?

Bước đầu tiên trong việc có được một đối tác là xác định kiểu đối tác bạn cần và vai trò của họ. Bạn có cần trợ giúp về những ý tưởng, thương hiệu, tiếp thị, cân bằng sổ sách, tài chính mua hàng hoặc ngân sách bổ sung không? Hay là, bạn có cần một đối tác thầm lặng - một người giúp đỡ bạn về tài chính và chỉ như thế thôi?

Đối tác của bạn sở hữu bao nhiêu doanh nghiệp?

Việc vạch ra giới hạn là điều cần thiết. Bạn càng chờ đợi, mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn và càng khó xác định ai mới là người sở hữu cái gì. Điều quan trọng là bạn phải nói rõ ai là người chịu trách nhiệm hoặc liệu mọi thứ sẽ chia 50/50. Hãy lập một bản hợp đồng phản ánh về quyết định này. Một hợp đồng giữa những người bạn? Chắc chắn rồi.

Làm thế nào để bạn đưa ra quyết định?

Ai là người có tiếng nói sau cùng? Việc lập ra các quyết định được thực hiện như thế nào trong giai đoạn trứng nước của quan hệ đối tác là trên cả quan trọng. Nếu bạn là chủ sở hữu duy nhất, đối tác của bạn có nên đưa ra quyết định thay cho bạn hay không? Nếu có thì đó là quyết định thế nào? Hoặc họ có nên thực hiện mọi quyết định của bạn hay không? Một cách tuyệt vời để làm việc này đó là thiết lập vai trò và những vùng trách nhiệm. Đối tác của bạn sẽ hiểu rõ lĩnh vực của họ và ranh giới sẽ được xác định rõ ràng hơn.

Consider getting a business partner or co-founder

Taking on a business partner is an excellent way to hedge risks, gain access to additional resources, and split the workload. It is also the quickest way to ruin a friendship and drag your business down before it gets off the ground. Before jumping into bed with your bestie, here are a few things you should consider:

What type of partner do you need?

The first step in getting a partner is to determine the type of partner you need and the role he or she will play. Do you need help with ideas, branding, marketing, balancing the books, procuring finances or additional resources? Or, do you need a silent partner — someone who helps financially and that's it?

How much of the business does your partner own?

Drawing lines in the sand early is essential. The longer you wait, the murkier things become and the harder it will be to determine who owns what. It is critical that you state upfront who is in charge or if everything will be split 50/50. Draw up a contract that reflects this decision. A contract between friends, you ask? Absolutely.

How do you make decisions?

Who has the final say? Establishing how decisions are made during the infancy stages of the partnership is beyond important. If you are the sole owner, should your partner make decisions on your behalf? If so, which decisions? Or should they run all decisions by you? A great way to work through this is by establishing roles and areas of responsibility. Your partner will clearly know his or her sphere and the boundaries will be better defined.

 


2. Tôn trọng công việc theo giờ hành chính của bạn

Hiểu rõ và tôn trọng thực tế rằng công việc giờ hành chính của bạn là công việc chính, cơ bản và quan trọng nhất của bạn. Công việc bên ngoài của bạn phải được thực hiện ngoài giờ làm việc. Cho đến khi bạn đã sẵn sàng để “ly hôn” với ông chủ của bạn và làm cho công việc bên ngoài trở thành “nàng dâu mới” của bạn, bạn phải ưu tiên công việc chính của bạn như vậy - ngay cả khi bạn ghét nó đi nữa.

Chỉ cần nhắc nhở bản thân rằng công việc chính của bạn là để thanh toán hóa đơn và cung cấp cho bạn phương tiện cùng động lực để  bạn tự mình điều hành doanh nghiệp của chính mình. Dưới đây là một số quy tắc cơ bản khi nói đến việc tôn trọng công việc trong giờ hành chính của bạn:

Làm việc khi bạn đang ở nơi làm

Hãy làm hết sức mình để trở thành người giỏi nhất trong công việc hiện tại của bạn. Hãy làm việc đi làm có mặt đầy đủ và luôn luôn làm tốt công việc của mình. Điều này cũng sẽ diễn ra như vậy với doanh nghiệp của chính bạn.

Cẩn thận với xung đột lợi ích

Nếu doanh nghiệp bên ngoài của bạn thuộc cùng một thị trường hoặc lĩnh vực với công việc hiện tại của bạn, bạn cần phải hết sức thận trọng. Những khách hàng, quy trình kinh doanh và tài sản trí tuệ của công ty bạn đang làm không nên được sử dụng để trục lợi cá nhân.

Kiểm tra xem bạn đã ký những hợp đồng nào

Nếu bạn đã ký một thỏa thuận không công khai hoặc không cạnh tranh, thì bạn có thể đã bị ngăn không cho làm việc cho những đối thủ cạnh tranh của công ty hiện tại bạn đang làm trong một khoảng thời gian cụ thể. Hãy tìm hiểu chính xác những quyền của bạn, bạn có thể làm gì và không thể làm gì.

Respect your nine-to-five

Understand and respect the fact that your nine-to-five is your main, primary, and most important job. Your side gig has to be done outside of business hours. Until you are ready to divorce your employer and make your side gig your new bride, you must prioritize your day job as such — even if you hate it.

Just remind yourself that your day job is paying the bills and providing you with the means and motivation to launch out on your own. Here are a few ground rules when it comes to respecting your nine-to-five:

Work while you are at work

Do your best to be the best at your current job. Work to be fully present and to always do a good job. This will translate to your business as well.

Beware of conflicts of interest

If your side business is in the same market or area as your current employment, you need to tread lightly. Your employer's clients, business procedures, and intellectual property should not be used for personal gain.

Check what contracts you've signed

If you signed a nondisclosure or noncompete agreement, then you may be prevented from working for a competitor or against your employer for a specific amount of time. Find out exactly what your rights are and what you can and cannot do.

                    

3. Làm những thứ khó khăn, nhàm chán và đắt đỏ

Trong khi bạn đang làm việc hiệu quả, việc làm càng nhiều công việc cơ bản càng tốt là một ý tưởng tốt đấy. Vạch ra kế hoạch kinh doanh của bạn, bảo đảm bất kỳ giấy phép hoặc chứng nhận nào bạn có thể cần và thiết lập doanh nghiệp của bạn dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc doanh nghiệp tư nhân.

Và việc bắt đầu mua những thiết bị và trả bất kỳ khoản phí pháp lý nào liên quan đến việc kinh doanh của bạn cũng là một điều có ích. Bạn có thể cảm thấy việc tiêu tiền mặt trả trước trước khi bạn bắt đầu kiếm thu nhập là việc lãng phí tiền bạc, nhưng điều này là đáng giá đấy. Bạn càng chuẩn bị càng nhiều trước khi bắt đầu doanh nghiệp, bạn càng có nhiều lợi nhuận và càng ít lượng vốn cần thiết hơn.

Đây cũng là thời điểm tuyệt vời để xây dựng thương hiệu và phát triển chiến lược tiếp thị vững chắc. Sẽ dễ dàng hơn để ghi nhớ những điều này trước khi bạn bắt đầu việc kinh doanh so với thực hiện chúng sau khi bạn chính thức bắt đầu doanh nghiệp.

Do the hard, boring, and expensive stuff

While you are gainfully employed, it's a good idea to do as much foundational work as possible. Draft your business plan, secure any licenses or certifications you may need, and establish your business as an LLC or sole proprietorship.

It's also a good idea to begin buying equipment and paying any legal fees associated with your business niche. It may feel like a waste of money to shell out this type of cash upfront before you begin earning revenue, but it's worth it. The more you can take care of before launching the business, the more profits you keep and the less capital you'll need down the road.

This is also a great time to work on branding and developing a solid marketing strategy. It's easier to nail these things down before you begin doing business versus winging it after you're officially open.

 

4. Bắt đầu tạo doanh thu

Nếu có bất kỳ cách nào khả thi, thì chính là việc bắt đầu tạo ra doanh thu trong khi bạn vẫn đang làm việc cho người khác. Hãy kiểm tra prototype của bạn. Xem số lượng sản phẩm bạn có thể bán là bao nhiêu hay dịch vụ nào bạn có thể cung cấp trên quy mô nhỏ hơn trước khi bạn chính thức bắt đầu.

Điều này cho phép bạn kiểm tra thị trường, thực hiện các kế hoạch tài chính tốt hơn và cân đối thích đáng quy mô doanh nghiệp của bạn trước khi bạn mở. Bạn có thể tinh chỉnh các quy trình, tìm nhà cung cấp mới và hiểu được dòng chảy của doanh nghiệp của bạn. Đó cũng sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi sau:

Tôi cần điều chỉnh những gì?

Mọi người phản hồi về chiến dịch tiếp thị của tôi như thế nào?

Tôi có được gắn nhãn đúng không?

Giá đưa ra của tôi có quá cao hay quá thấp hay không?

Khách hàng có thanh toán đúng hạn không?

Tôi có thể xử lý bao nhiêu công việc một mình? Tại thời điểm nào tôi nên thuê thêm nhân viên?

Dịch vụ hay sản phẩm của tôi có được cần đến không? Làm thế nào tôi có thể tăng nhu cầu?

Việc tạo doanh thu trước khi bạn chính thức đi sâu vào doanh nghiệp tư nhân cũng rất quan trọng nếu bạn cần đến các nhà đầu tư. Bạn cần chứng minh tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp của mình để lôi kéo mọi người đầu tư. Và cách tốt nhất để cho thấy rằng bạn có thể kiếm tiền đó là thực sự kiếm ra tiền.

Start generating revenue

If it is in any way feasible, start generating revenue while you are still employed. Test out your prototype. See how much of your product you can sell or which services you can provide on a smaller scale before you go all in.

This allows you to test the market, make better financial projections, and properly scale your business before you open. You can tweak processes, find new vendors, and get a sense of your business's flow. It will also help you answer these questions:

What adjustments do I need to make?

How are people responding to my marketing campaign?

Am I properly branded?

Are my prices too high or too low?

Do customers pay on time?

How much business can I handle alone? At what point should I hire additional staff?

Is my service or product in demand? How can I increase demand?

Generating revenue before you officially dive into business ownership is also crucial if you need investors. You need to demonstrate the profit potential of your business in order to entice people to invest. And the best way to show that you can make money is by actually making money.

 

5. Sử dụng thời gian chết một cách hiệu quả

Chuyện bí ẩn lớn nhất liên quan đến tinh thần doanh nghiệp là bạn đặt ra giờ giấc của riêng bạn. Là chủ doanh nghiệp, thời gian của bạn không còn thực sự là của riêng bạn nữa - mà là của khách hàng của bạn, thị trường và nhu cầu để hoàn thành công việc là những ông chủ mới của bạn, ít nhất là lúc ban đầu. Bạn làm việc khi bạn cần phải làm việc - hoặc bạn sẽ bị loại khỏi việc kinh doanh.

Bạn phải học cách sử dụng thời gian chết một cách hiệu quả. Những ngày nghỉ từ công việc trong giờ hành chính của bạn trở thành ngày làm việc cả ngày cho doanh nghiệp của bạn. Và tất nhiên, bạn sẽ phải làm việc vào các ngày lễ nữa.

Điều đó cũng có nghĩa là dành một hoặc hai giờ trước đó để điều chỉnh sổ sách, trả lời email, hoặc đặt hàng tồn kho nhiều hơn. Giờ ăn trưa giờ đây là lúc bạn có thể ăn bánh sandwich trong khi cập nhật trang web, đăng lên phương tiện truyền thông xã hội và tạo ra những ý tưởng tiếp thị mới (trên máy tính của riêng bạn). Và các buổi tối - vốn từng là thời gian để giao lưu với bạn bè và dành cho Netflix - hiện là thời gian để làm bất cứ điều gì bạn cần phải làm để giữ cho doanh nghiệp hoạt động.

Lịch trình nghe có vẻ kinh khủng, và thực tế thì đúng là như vậy. Nhưng hy vọng, đó chỉ là tạm thời. Thành công có cái giá của nó, và để cho doanh nghiệp của bạn thành công, bạn phải trả giá trước đã.

Use downtime efficiently

The biggest myth concerning entrepreneurship is that you get to set your own hours. As a business owner, your time is no longer truly your own — your customers, the market, and the need to get work done are your new bosses, at least at first. You work when you need to work — or you go out of business.

You've got to learn to use downtime efficiently. Days off from your nine-to-five become full workdays for the business. And yes, you will have to work on holidays.

It also means getting up an hour or two earlier to reconcile the books, answer emails, or order more inventory. You lunch hour is now time for you to nibble on a sandwich while you update your website, post on social media, and generate new marketing ideas (on your own computer). And the evenings — which used to be a time for socializing with friends and vegging out with Netflix — are now devoted to doing whatever needs to be done to keep the business running.

The schedule may sound brutal, and it is. But hopefully, it's only temporary. Success comes at a cost, and in order to make it in business, you have to initially pay up.

 

6. Đặt ra một ngày

Hãy lập kế hoạch A cho doanh nghiệp của bạn và kế hoạch B cho công việc hiện tại. Đặt một ngày cố định để từ bỏ công việc chính của bạn và làm việc siêng năng hướng tới mục tiêu đó. Thiết lập cuộc sống của bạn xung quanh việc đạt được mục tiêu đó. Tái cơ cấu tài chính cá nhân để giúp bạn đi đến được ngày đó. Cắt giảm chi phí, phí tổn phụ, giảm biên chế và tiết kiệm càng nhiều tiền càng tốt để giúp ổn định thu nhập của bạn trong khi bạn thay đổi doanh nghiệp. Hãy xem liệu ông chủ của bạn sẽ cho phép bạn làm việc bán thời gian một thời gian trước khi nghỉ việc hay không.

Từ bỏ công việc của bạn và bắt đầu kinh doanh toàn thời gian hẳn là là điểm kết thúc của bạn. Nếu không, doanh nghiệp của bạn sẽ trở thành và mãi mãi vẫn chỉ là một sở thích mà thôi. Với ý tưởng hay, lập kế hoạch thích hợp và thêm một chút may mắn, doanh nghiệp của bạn cuối cùng sẽ có thể cung cấp cho bạn nguồn thu nhập toàn thời gian.

Set a date

Make your business Plan A and your current job Plan B. Set a firm date for quitting your day job and work diligently toward that goal. Structure your life around achieving that goal. Restructure your personal finances to help you reach that quit date. Cut back, reduce your overhead, downsize, and save as much money as possible to help stabilize your income while you shift business gears. See if your employer will allow you to work part-time for a while before quitting.

Quitting your job and going into business full time must be your end game. If not, your business will become and forever remain a hobby. With a good idea, proper planning, and a bit of luck, your business will eventually be able to provide you a full-time income.

 

----------

 

Tác giả: Denise Hill

Link bài gốc: How To Build A Side Business While Keeping Your Day Job

Dịch giả: Bùi Ngọc Huyền - ToMo: Learn Something New


(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Bùi Ngọc Huyền - Nguồn: ToMo: Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.


(**) Follow Facebook ToMo: Learn Something New để đọc các bài dịch song ngữ và cập nhật thông tin bổ ích hàng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

180 lượt xem