Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo] Chỉ Dẫn Đầy Triển Vọng Để Đối Phó Với Biến Đổi Khí Hậu

Trong một lần đi làm gần đây, khi chiếc xe của tôi đang nhích dần từng chút một trên đường vào giờ cao điểm, tôi đã nhìn thấy một con diệc đang men dọc theo bờ sông Potomac. Chú chim oai vệ này chính là một lời nhắc nhở kịp thời rằng thiên nhiên và cái đẹp có thể được tìm thấy trong những hoàn cảnh không mong đợi nhất. Thế nhưng, thậm chí đối với những người lạc quan như tôi thì việc hy vọng vào số phận của hành tinh nơi chúng ta đang sống đang dần trở nên khó khăn hơn.

 Các tin tức về tình trạng tồi tệ của môi trường không có gì là mới cả, nhưng năm 2018 chúng ta có cả một cơn lũ tin như thế. Một báo cáo đã ghi chép lại rằng những quần thể động vật có xương sống đã giảm 60% trong vòng bốn thập kỉ qua, và chỉ có chưa đến một phần tư đất đai trên Trái Đất là thoát khỏi sự tác động của con người. Đến năm 2050, sẽ chỉ có dưới 10% khu vực đất đai là không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhân tạo.

brown field near tree during daytime

Một nghiên cứu nghiêm túc được thực hiện bởi Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc, nhằm cảnh báo rằng thế giới đang trật ray trên lộ trình hướng đến mức khí thải mục tiêu để giữ cho nhiệt độ nóng lên toàn cầu chỉ trên 1,5’C so với mức tiền công nghiệp -  ngưỡng được đề ra bởi Hiệp ước khí tượng Paris 2015. Hậu quả của sự thất bại này đang dần trở nên tồi tệ hơn.

Giữa những xu hướng tiêu cực ấy, vẫn có một vài người cho rằng thế giới đã đạt đến điểm không thể vãn hồi về biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, theo phát hiện mới từ Ủy ban bảo vệ thiên nhiên thì vẫn chưa quá muộn để thay đổi tình hình.

person holding plant stem

Năm ngoái, chúng tôi đã cộng tác với Đại học Minnesota và 11 viện nghiên cứu hàng đầu khác để đánh giá xem nhu cầu thực phẩm, nước và năng lượng trong tương lai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe môi trường như thế nào. Và chúng tôi đã tìm ra rằng, với những chiến lược sáng suốt, việc gia tăng dân số vẫn có thể được điều chỉnh phù hợp ngay cả khi đang khắc phục các vấn đề biến đổi khí hậu.

Chẳng hạn, thay đổi phương thức và nơi con người canh tác có thể giúp thế giới giảm thiểu được vấn đề thiếu nước và thu nhỏ đáng kể dấu chân đất nông nghiệp. Hơn nữa, các mô hình của chúng tôi đề xuất rằng bằng cách đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch, thế giới có thể giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,6 ° C - về cơ bản là đáp ứng được mục tiêu của Hiệp ước Paris. Trên hết, những lợi ích này có thể đạt được khi duy trì quỹ đạo tăng trưởng kinh tế hiện tại. Bằng cách thực hiện một vài thay đổi đáng kể nhưng có thể kiểm soát được trong vài thập kỷ tới, chúng ta có thể có một tương lai bền vững cho cả con người và thiên nhiên.

brown brick building near tree

Tuy nhiên, bất chấp những dấu hiệu khả thi trên, vẫn có rất ít các quốc gia bắt đầu hành động cấp bách vì môi trường. Sự thờ ơ này thường bị khiển trách do thiếu "ý chí chính trị". Nhưng đó lại chính là sự cố ý thụ động trước vấn đề biến đổi khí hậu của các chính trị gia. Ví dụ, các nhà hoạch định chính sách thường chống lại việc áp đặt giá đối với khí thải nhà kính, mặc dù thực tế là làm như vậy sẽ kích thích việc thay đổi để hướng tới năng lượng sạch hơn. Ngoài ra còn có một mong muốn nữa của việc làm này là phục vụ cho ngành năng lượng và các ngành kinh tế khác, và bất đắc dĩ phải chấp nhận thực tế của biến đổi khí hậu.

Chúng ta đã thấy việc này xảy ra nhiều lần. Tại Hoa Kỳ, các nhà hoạch định chính sách và các nhà hoạt động công cộng đã thảo luận về biến đổi khí hậu trong hơn 30 năm nhưng chỉ đạt được mức tăng khiêm tốn. Mới gần đây vào tháng 11 năm ngoái, chỉ vài tuần sau khi báo cáo IPCC được công bố vào tháng 10, một sáng kiến ​​bỏ phiếu thuế carbon đã thất bại ở bang Washington, một trong những bang tiến bộ nhất về môi trường ở nước này. Tương tự như vậy, các quốc gia khác trên thế giới cũng chỉ thực hiện các biện pháp hời hợt và không nhất quán để bảo vệ đa dạng sinh học. Trên thực tế, có rất ít quốc gia đang đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu đa dạng sinh học của Aichi, và nhiều chính phủ đã thực sự nới lỏng các biện pháp bảo vệ khi họ chấp thuận phát triển ở các khu vực nhạy cảm sinh thái.

Hơn nữa, các thỏa thuận về khí hậu và môi trường quốc tế thường thiếu tính hiệu quả. Trong khi tiến trình đã được thực hiện để hoàn thiện cái gọi là quy tắc Paris - gồm các quy định sẽ chi phối việc thực thi thỏa thuận Paris - thì hầu hết các cơ chế kiểm soát đã gặp phải sự kháng cự từ các quốc gia đặt giá trị ngắn hạn lên trên lợi ích dài hạn.

Các chiến lược liên quan đến khí hậu thường xuyên được xét vào diện là những lựa chọn bất khả thi giữa an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường, hoặc giữa tăng trưởng kinh tế và giảm phát khí thải nhà kính. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng những biện pháp quá đơn giản này sẽ không đáp ứng được nhu cầu của con người về lâu dài. Mà sáng kiến hiệu quả nhất phải liên quan đến các nhu cầu về môi trường, xã hội và kinh tế.

sunflower field

Nói một cách chắc chắn, việc đối mặt với thách thức biến đổi khí hậu sẽ đòi hỏi những điều chỉnh lớn đối với các hệ thống công nghiệp và nông nghiệp. Chúng ta sẽ cần các chính sách mới, buộc người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm với hành động của họ, đầu tư vào cơ sở hạ tầng tự nhiên, thiết lập các khu vực bảo vệ và hỗ trợ việc lên kế hoạch thông minh. Trên hết, tất cả những biện pháp này đều khả thi.

Một số ngành hoặc cá nhân sẽ phải chịu chi phí mới đối với sự thay đổi về bất kì chính sách nào; điều này đặc biệt đúng đối với các chính sách giải quyết ô nhiễm, mất đa dạng sinh học và các hậu quả không được tính đến trong các giao dịch trên thị trường. Những người gây ô nhiễm cũng phải chịu nhiều gánh nặng về thay đổi khí hậu hơn. Đối với nhiều người khác - như nông dân, ngư dân và các nhà sản xuất năng lượng sạch - việc nâng cao hiện trạng sẽ thực sự mang lại nhiều lợi ích kinh tế và môi trường hơn.

woman holding leaf

Cái giá phải trả cho sự thờ ơ là rất đắt. Bằng chứng là, toàn thế giới đang có rất nhiều cộng đồng dân cư chịu thiệt hại hoặc bị ảnh hưởng bởi hiện tượng nước biển dâng và thời tiết cực đoan, trong khi đó, nước sạch để uống thì lại nhanh chóng trở thành một thứ xa xỉ. Dẫu vậy, tôi vẫn tin rằng chúng ta sẽ tìm ra hướng đi đúng đắn và an toàn cho các mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt, nếu không thì ngay cả một người lạc quan về xu thế thời đại như tôi cũng biết những biện pháp này chẳng thể kéo dài mãi được.

----------

Tác giả: Lynn Scarlett

Link bài gốc: An Optimist's Guide to Climate Change

Dịch giả: Nguyễn Lâm Bằng - ToMo - Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Nguyễn Lâm Bằng - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring


 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

73 lượt xem