Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo] Khám Phá 7 Cách Thắt Chặt Các Mối Quan Hệ

*Bài viết được trình bày dưới dạng song ngữ Việt - Anh.

Lời khuyên từ 7 diễn giả của TED về cách xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Advice from 7 TED speakers on creating better connections.

“Tại sao mình không cảm thấy gần gũi với bố mẹ/anh chị em ruột/bạn bè/đồng nghiệp?”

Đó là một câu hỏi mà đôi lúc khiến nhiều người trong chúng ta phải trầm ngâm suy nghĩ, và chúng ta thường vô thức cảm thấy gần gũi hơn với những người thật sự quan trọng trong cuộc sống của mình: đó là, những người chúng ta quan tâm đến, những người ruột thịt và/hoặc là những người mà chúng ta dành nhiều thời gian bên họ. Có rất nhiều lý do – như là thời gian, sự mâu thuẫn về mục đích, sự khác biệt về quan điểm, địa lý – giải thích tại sao sự khác biệt về cảm xúc có thể xuất hiện ở những mối quan hệ quan trọng. Dưới đây là lời khuyên từ 7 diễn giả của TED để giúp hàn gắn lại chúng. Cảnh báo với những người quá nhạy cảm: Đúng vậy, chúng ta sẽ nói đến những thứ có thể chạm đến cảm xúc của các bạn. Nhưng chúng tôi có thể đảm bảo rằng không có bất kì mẹo nào dưới đây khiến bạn đau khổ đâu, và chúng thậm chí còn giúp cho những mối quan hệ của bạn bền chặt hơn.

“Why don’t I feel closer to my parent/sibling/friend/co-worker?”

It’s a question that many of us have pondered at some point, and it usually comes out of our desire to feel more connected to the real VIPs in our life: that is, the people we care about, the people we share DNA with and/or the people we spend a lot of time with. There are a number of reasons — such as timing, competing commitments, differences of opinion, geography — why emotional distance can creep into the most important bonds. Here’s advice from seven TED speakers to help bridge some of them. Warning to the emotionally squeamish: Yes, we’re entering touchy-feely territory. But we can promise that none of these tips will hurt, and they could even make your relationships stronger.

1. Chấp nhận khuyết điểm. (Accept imperfection.)

Brené Brown đã tư vấn cho những bệnh nhân suốt mười năm trước khi bà bắt đầu thực hiện nghiên cứu. Lĩnh vực bà chọn để nghiên cứu ư? Chính là Những mối liên hệ. Như bà đã giải thích ở một trong những buổi diễn thuyết của TED Talks, “Khi mà bạn là người làm công tác xã hội suốt 10 năm thì bạn sẽ nhận ra rằng mối liên hệ chính là lý do chúng ta ở đây.”

Brené Brown counseled patients for a decade before she began doing research. The area she chose to study? Connection. As she explains in one of her TED Talks, “By the time you’re a social worker for 10 years, what you realize is that connection is why we’re here.”

Sau khi tiến hành những cuộc phỏng vấn về mối liên hệ, bà đã chia các đối tượng vào hai nhóm lớn: nhóm những người có ý thức mạnh mẽ về tình yêu  và sự gắn kết, và nhóm những người không được như vậy. Những người ở nhóm đầu tiên có đặc điểm gì chung? Một trong những đặc điểm quan trọng nhất là “sự can đảm chấp nhận khuyết điểm,” Brown, giáo sư xã hội học tại trường Đại học Houston, cho biết. “Họ có lòng thương đối với chính bản thân mình trước và sau đó đến mọi người.” Hãy nghĩ đi: Thỉnh thoảng khi bạn cảm thấy có sự liên kết thật gần gũi với ai đó, bạn phải lo lắng đến mức nào về việc gây ấn tượng theo một cách riêng? Ngược lại, vào những lúc bạn quá chú ý đến khuyết điểm của người khác – hay của chính bạn – thì bạn cảm thấy mức độ thân thiết với người đó như thế nào? Quan điểm này cũng có thể áp dụng cho những mối quan hệ khác, từ gia đình cho đến đồng nghiệp. Ví dụ như khi bạn đi làm, cố gắng để ý khi những lời chỉ trích xuất hiện từ sâu thẳm bên trong bạn đang ngăn cản bạn kết nối với những người khác, và bạn cũng sẽ thấy mình nhận lại được nhiều như thế nào khi biết bộc lộ sự tổn thương của bản thân mình.

After conducting her interviews on connection, she divided subjects into two rough groups: those who had a strong sense of love and belonging and those who did not. What did people in the former group have in common? One of the most significant traits was “the courage to be imperfect,” says Brown, professor of social work at the University of Houston. “They had the compassion to be kind to themselves first and then to others.”

Think about it: At times when you’ve felt closely bonded to someone, how much were you worrying about coming across in a certain way? Conversely, at moments when you’ve been focused on someone else’s shortcomings — or your own — how close have you felt to that person? This insight can apply to different kinds of relationships, from your family to your professional colleagues. When you’re at work, for example, try to notice when a critical inner voice is keeping you from connecting with others, and also recognize how much you might gain by revealing your vulnerability.

Xem bài nói trên TED talk của Brene Brown (Đại học Houston) tại đây.

Watch Brene Brown’s TEDxHouston talk here.

2. Có mặt. (Show up.)

Không chỉ trên máy tính – mà ngay chính trong tâm trí bạn cũng đang bật hàng loạt những tab trình duyệt, khai vấn viên Charnita Arora, nói. Nếu bạn nghi ngờ về điều đó, hãy nhớ lại một vài lần gần nhất mà bạn giao tiếp với những người mà bạn muốn gần gũi. Sau đó, Arora đề nghị, hãy tự hỏi rằng: “Liệu những người mình yêu thương có cảm thấy được yêu thương không?”

It’s not just your laptop — you probably have too many open browser tabs in your mind, too, says life coach Charnita Arora. If you doubt that, recall your last few encounters with other people you’d like to be closer to. Then, suggests Arora, ask yourself: “Do the people I love feel loved?”

Lần tới khi bạn đang ở cùng người quan trọng với bạn, Arora bảo, hãy tự nhắc nhở bản thân: “Mình sẽ dành trọn 5 phút này chỉ để ngồi đây với người này thôi.” Lắng nghe những gì họ nói, và cố gắng kiềm chế không phán xét hay tập trước xem bạn sẽ nói gì tiếp theo. Hãy nhìn thẳng vào mắt họ. So với lần cuối các bạn gặp nhau thì lần này trông họ thế nào? Lần đầu tiên thì thế nào?

The next time you’re with someone who’s important to you, Arora says to remind yourself: “I will spend these five minutes completely offering my true presence to this person.” Listen to what they’re saying, and try to refrain from judging or rehearsing what you’ll say next. Look them directly in the eyes. How do they look compared to the last time you met? What about the first time?

Đây không phải là phương thuốc năm-phút thần kì để trở nên thân thuộc. Dù sao đi nữa, bạn cũng chẳng thể kiểm soát những tab trình duyệt của những người khác hay bất kì thứ gì đang diễn ra trong trí óc hay trong cuộc sống của chính họ. Nhưng bạn có thể sống hết mình với những khoảnh khắc ý nghĩa.

This is no five-minute miracle cure for achieving intimacy. After all, you can’t control other people’s browser tabs or anything else that’s going on in their minds or their lives. But you can still bring your whole self to the moments that matter.

Xem bài nói trên TED talk của Charnita Arora (Đại học Thapar) tại đây:

Watch Charnita Arora’s TEDxThaparUniversity talk here:


3. Dành không gian cho sự cô đơn. (Make some space for solitude.)

“Sự cô đơn? Tôi tưởng đây là câu chuyện về việc trở nên thân thiết.” có lẽ bạn đang tự hỏi như vậy. Giáo sư Sherry Turkle ở Viện MIT, người nghiên cứu về công nghệ và con người, tin rằng thời gian ở một mình rất quan trọng nếu chúng ta muốn có sự thân thuộc trong cuộc sống.

“Solitude? I thought this story was about being closer,” you might be wondering. MIT professor Sherry Turkle, who studies technology and the self, believes alone time is essential if we want intimacy in our lives.

“Cô đơn là lúc bạn tìm thấy chính mình để rồi vươn đến với người khác và hình thành nên những sự gắn kết thật sự,” bà giải thích. “Khi chúng ta không có khả năng đơn độc, chúng ta sẽ cố tìm đến những người khác để cảm thấy đỡ lo lắng hoặc để có cảm giác đang sống. Khi chuyện này xảy ra, ta không thể nhận thức rõ được họ là ai.” Và nếu ta không thể nhìn nhận họ như những con người thật sự, chúng ta dễ có xu hướng xem đó như sự giao dịch (xem rõ hơn ở bên dưới) và coi họ như những công cụ có thể mang lại cho chúng ta những thứ ta muốn.   

“Solitude is where you find yourself so that you can reach out to other people and form real attachments,” she explains. “When we don’t have the capacity for solitude, we turn to other people in order to feel less anxious or in order to feel alive. When this happens, we’re not able to appreciate who they are.” And if we can’t see them as real people, the more likely we are to look at them transactionally (more on that below) and view them as objects who can deliver us the things we want.

Ngoài ra, dành chút thời gian tách biệt khỏi người khác có thể cho chúng ta đủ thời gian cần thiết để suy ngẫm về những gì là quan trọng nhất với mình và cho ta không gian để “sạc” lại nguồn sáng tạo và cảm xúc của bản thân.

What’s more, spending time apart from others can give us the time we need to reflect on what matters most to us and space to recharge our creative and emotional energies.

Xem bài nói trên TED talk của Sherry Turkle tại đây.

Watch Sherry Turkle’s TED talk here.

4. Xác định xem bản thân là người cho đi, người tiếp nhận hay người kết nối.

4. Identify whether you’re a giver, taker or matcher.

Những mối quan hệ của chúng ta không được xây dựng ngay lập tức; thay vào đó, chúng phát triển và mở rộng dần từ tất cả những mối tương tác của chúng ta với mọi người. Và nếu bạn muốn gần gũi hơn với ai đó, có lẽ bạn nên nhìn nhận một chút về cách bạn tiếp cận với những sự tương tác ấy, dù cho chúng nhỏ nhặt thế nào. Nhà tâm lý học về ngành Tổ chức doanh nghiệp trường Wharton, Adam Grant, chuyên nghiên cứu về hành vi tại nơi làm việc và phân loại con người vào 3 loại: Người cho đi (những người luôn cố gắng giúp đỡ người khác), Người tiếp nhận (những người luôn chú trọng việc họ có thể nhận được gì từ sự trao đổi) và Người kết nối (những người luôn cố gắng giữ cân bằng việc cho và nhận). Ông nói, “Người ta càng thường xuyên giúp đỡ hay chia sẻ kiến thức, hỗ trợ những người khác, thì những tổ chức càng hoạt động tốt hơn.”

Our relationships aren’t built instantly; instead, they develop and evolve from all of the interactions we have with other people. And if you want to be closer to someone, you might look at how you’re approaching these exchanges, however minor they may be. Wharton School of Business organizational psychologist Adam Grant specializes in studying workplace behavior and categorizes people into three types: Givers (people who are constantly trying to help someone), Takers (those who are focused on what they might receive from the exchange) and Matchers (those try to keep an even balance of give and take). He says, “The more often people are helping and sharing their knowledge and providing mentoring, the better organizations do on every metric.”

Nhưng cách nghĩ này không chỉ giới hạn chỉ ở nơi làm việc. Trong mọi mặt cuộc sống, bạn càng cho đi nhiều thì mọi người sẽ càng cảm thấy gần gũi hơn với bạn. Những người tiếp nhận mà hay đặt câu hỏi “Bạn có thể làm gì cho tôi?” thì sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xây dựng các mối quan hệ vì họ quá chú trọng bản thân và khá keo kiệt.

But this idea isn’t limited to the workplace. The more you can give to other people in any aspect of your life, the closer people will feel to you. Takers who ask “What can you do for me?” have a more difficult time building relationships because they are too self-serving and ungenerous.

Có thể xem Adam Rifkin, một doanh nhân đứng đầu chuỗi doanh nghiệp, như là một ví dụ thành công của một người đã nắm bắt được nghệ thuật cho đi bằng cách thực hiện “sự giúp đỡ trong 5 phút.” Tìm ra những cách đơn giản để đưa thêm nhiều giá trị vào cuộc sống của mọi người – từ việc làm ra một sản phẩm cho đến nói lời cảm ơn từ tận đáy lòng – có thể giúp những mối liên kết của bạn bền chặt hơn.

Grant points to serial entrepreneur Adam Rifkin as a successful example of someone who has mastered the art of giving by doing “five-minute favors.” Finding small ways to add value to others’ lives — from making an introduction to saying a thank you and meaning it — can strengthen your bonds.

Xem bài nói trên TED talk của Adam Grant tại đây.

Watch Adam Grant’s TED@IBM talk here.

5. Bỏ đi sự hận thù và những niềm tin đã cũ. (Give up on old grudges and outdated beliefs.)

Đôi khi trong cuộc sống, chỉ đến lúc những điều tồi tệ nhất xảy ra – cái chết, bệnh tật, sự chia li, mất việc – chúng ta mới xem trọng việc đánh giá lại những mối quan hệ của mình, vun vén cho những mối quan hệ hiện có và hàn gắn lại những quan hệ đã đổ vỡ.

Sometimes in life, it’s not until the worst happens — death, illness, divorce, job loss — that we make it a priority to reassess our relationships, to cultivate the ones we already have and to mend ones that have been broken.

Tuy nhiên, chuyên gia nghiên cứu về sức khỏe con người Elizabeth Lesser cho hay, “bạn không cần phải đợi đến khoảnh khắc sinh tử để nhận rõ được những mối quan hệ quan trọng với mình, để đặt trọn niềm tin của bạn vào đó và cũng tìm kiếm nó ở người kia.” Bà ấy đã trải nghiệm điều này lần đầu khi chị gái của bà cần cấy ghép tủy sống để chữa một căn bệnh ung thư máu hiếm gặp – và Lesser là người có tủy phù hợp. Căn bệnh đã thúc đẩy chị em họ hàn gắn mối quan hệ với sự giúp đỡ của những liệu pháp, những câu chuyện chưa kể suốt hàng năm trời và những lời thừa nhận về nhau, như bà nói, “cho đến khi tình yêu là thứ còn lại cuối cùng.”

But, says wellness specialist Elizabeth Lesser, “you don’t have to wait for a life-or-death situation to clean up the relationships that matter to you, to offer the marrow of your soul and to seek it in another.” She experienced this firsthand when her sister needed a bone marrow transplant for a rare blood cancer — and Lesser was a match. The illness motivated the sisters to address their relationship with the help of therapy, uncovering years of stories and assumptions about each other, as she puts it, “until all that was left was love.”

Xây dựng những mối quan hệ gần gũi hơn có thể bao gồm cả những việc khó khăn như chấp nhận những niềm tin đã tồn tại từ lâu, chắc chắn thành thật với nhau, và gạt bỏ đi những hận thù cũ. Nhưng, như Lesser nói, “Chúng ra có thể giống như những phản ứng viên vậy… ta có thể là người dũng cảm bước về phía người kia trước.”

Building closer relationships can involve the hard work of recognizing years of long-held beliefs, committing to honesty, and wiping away old grudges. But, as Lesser says, “We can be like a new kind of first responder … the one to take the first courageous step toward the other.”

Xem bài nói trên TED talk của Elizabeth Lesser tại đây.

Watch Elizabeth Lesser’s TEDWomen talk here.

6. Tranh luận với nhau về những sự khác biệt.

6. Talk through your differences.

Đặc biệt trong xu thế hiện nay, sự khác biệt về quan điểm chính trị có thể dựng lên những vết nứt khó có thể hàn gắn giữa các thành viên trong gia đình, giữa bạn bè và đồng nghiệp. Nhưng thay vì bỏ mặc cho những mối quan hệ đó héo úa và lụi tàn, ta có thể xem thử lời gợi ý của 2 người bạn, những người có những mẹo để khắc phục điều này.

Particularly in today’s climate, political differences can create hard-to-mend rifts between family members, friends and colleagues. But instead of settling for relationships that atrophy and wither, it’s possible to take a cue from two friends who have tactics for making it work.

Cặp bạn thân Caitlin Quattromani và Lauran Arledge luôn có những phổ chính trị hoàn toàn đối lập, và họ lại chọn cùng nhau đối thoại thành thật về những chủ đề như tham gia buổi Tuần hành phụ nữ và bầu cử cho Donald Trump. Làm thế nào được vậy? Bằng cách đừng xem ý kiến và bình luận của người khác như là sự sỉ nhục đối với giá trị và niềm tin của cá nhân chúng ta. 2 người phụ nữ này luôn học cách “thay thế cái tôi và sự háo thắng của chúng ta bằng sự tò mò, cảm thông và tinh thần ham học hỏi,” Arledge nói.

Best friends Caitlin Quattromani and Lauran Arledge have always been on opposite sides of the political spectrum, and they’ve chosen to engage in honest dialogue about topics like attending the Women’s March and voting for Donald Trump. How? By not taking the other person’s comments or opinions as a personal affront to their own values and beliefs. The two women have learned to “replace our ego and our desire to win with curiosity, empathy and a desire to learn,” says Arledge.

Những yếu tố quan trọng để duy trì mối quan hệ giữa họ là sự tôn trọng và sự tò mò. Hai người họ cho rằng điều quan trọng với họ là cảm nhận – và hành động – như thể là mối quan hệ của họ luôn được đặt lên trên hết, trong khi sự bầu cử và những vấn đề kia sẽ đến rồi lại đi. “Chúng tôi luôn tự hứa với nhau rằng tình bạn của chúng tôi luôn quan trọng hơn việc ai trong chúng tôi là người đúng hoặc là người chiến thắng trong cuộc tranh luận về chính trị,” Quattromani nói.

The essential ingredients to maintaining their bond are respect and curiosity. What’s been critical for the women is to feel — and act — as if their relationship always comes first, while elections and issues will come and go. “We have made the commitment to each other that our friendship is way more important than either of us being right or winning a conversation about politics,” says Quattromani.

Xem bài nói trên TED talk của Caitlin Quattromani và Lauran Arledge tại đây.

Watch Caitlin Quattromani’s and Lauran Arledge’s TEDxMileHigh talk here.

7. Chia sẻ điều gì đó mới mẻ. (Share something new.)

Ai mà còn có thời gian dành cho những cuộc nấu cháo điện thoại hàng giờ hay những bữa ăn chiều đằng đẵng? Có quá nhiều nhu cầu đã lôi kéo sự chú tâm của chúng ta khiến cho những mối quan hệ dễ dàng rơi vào giai đoạn chẳng biết làm gì. Tuy nhiên duy trì chúng cũng không phải quá mệt mỏi.

Who has time anymore for hours-long phone calls or long afternoon brunches? There are so many demands competing for our attention that it’s often easy for relationships to fall to the end of the to-do list. But maintaining them doesn’t have to be exhausting.

Nữ diễn viên và là nhà hoạt động xã hội Jane Fonda đã phát hiện rằng một sự chú ý nho nhỏ cũng có thể mang đến lợi ích lớn. Bà đã cố gắng lên kế hoạch những buổi “hẹn hò đi chơi” với những người bạn của mình – nhưng giữa những buổi gặp mặt, bà sẽ gửi họ những quyển sách mà bà nghĩ là họ sẽ thích, đưa ra một thứ mới mẻ nào đó để cùng bàn luận và những mối liên kết chung mới giữa họ.

Actress and activist Jane Fonda has found that a little attention can go a long way. She makes an effort to plan “play dates” with her friends — but between get-togethers, she’ll mails them books she thinks they’ll enjoy, giving them a new thing to talk about and a new common bond.

Xem bài nói trên TED talk của Jane Fonda và LiLy Tomlin tại đây.

Watch Jane Fonda’s and Lily Tomlin’s TEDWomen conversation here.

----------------------------

Tác giả: Kara Kutruzzula

Link bài gốc: How to build closer relationships.

Dịch giả: Nguyễn Phương Khánh - ToMo: Learn Something New

(*) Bản quyền bài viết thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Nguyễn Phương Khánh - Nguồn: ToMo: Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Fanpage ToMo: Learn Something New để đọc các bài dịch song ngữ và cập nhật thông tin bổ ích hàng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

395 lượt xem