Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Trí Tuệ Cảm Xúc (EQ): Nó Là Gì Và Tại Sao Bạn Cần Nó

Khi trí thông minh cảm xúc lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng, nó đóng vai trò như một sự liên kết còn thiếu trong một phát hiện đặc biệt: những người có chỉ số IQ trung bình vượt trội hơn những người có chỉ số IQ cao nhất tới 70% trường hợp. Sự không bình thường này đã làm sai lệch điều mà nhiều người đã luôn luôn giả định là nguồn duy nhất của sự thành công – IQ. Nhiều thập kỷ nghiên cứu chỉ ra trí tuệ cảm xúc như là một yếu tố quan trọng tạo nên những người xuất sắc tách biệt với phần còn lại.

Trí tuệ cảm xúc là “một cái gì đó” trong mỗi người chúng ta và nó thì vô hình. Nó ảnh hưởng đến cách chúng ta điều khiển hành vi, xác định được hướng đi trong sự phức tạp của xã hội và đưa ra các quyết định cá nhân để đạt được các kết quả tích cực. Trí tuệ cảm xúc được tạo thành từ bốn kỹ năng cốt lõi kết hợp với hai năng lực chính: năng lực cá nhân và năng lực xã hội.

Năng lực cá nhân bao gồm các kỹ năng tự nhận thức và tự quản lý của bạn, tập trung nhiều vào cá nhân bạn hơn là sự tương tác của bạn với người khác. Năng lực cá nhân là khả năng nhận thức được cảm xúc và điều khiển được hành vi và xu hướng của bạn.

– Tự nhận thức là khả năng nhận biết được chính xác cảm xúc của bạn và nhận thức được chúng khi chúng xảy ra.

– Tự quản lý là khả năng sử dụng nhận thức về cảm xúc để luôn duy trì hành vi của bạn một cách linh hoạt và tích cực.

Năng lực xã hội bao gồm các kỹ năng nhận thức và quản lý các mối quan hệ xã hội của bạn; năng lực xã hội là khả năng hiểu được tâm trạng, hành vi và động cơ của người khác để phản hồi một cách hiệu quả và cải thiện chất lượng của các mối quan hệ của bạn.

– Nhận thức xã hội là khả năng nhận biết chính xác cảm xúc của người khác và hiểu được những gì đang thực sự xảy ra.

– Quản lý các mối quan hệ là khả năng sử dụng nhận thức về cảm xúc của bạn và cảm xúc của người khác để quản lý các sự tương tác một cách thành công.

Trí tuệ cảm xúc, chỉ số IQ và tính cách là khác nhau

Trí tuệ cảm xúc tập trung vào một yếu tố cơ bản của hành vi con người và điều này khác biệt với trí tuệ của bạn. Chưa có một mối liên hệ nào giữa IQ và trí tuệ cảm xúc; bạn chỉ đơn giản là không thể dự đoán trí tuệ cảm xúc dựa trên mức độ thông minh của một ai đó. Trí thông minh là khả năng học hỏi của bạn, và nó thì như nhau ở độ tuổi 15 cũng như ở độ tuổi 50. Mặt khác, trí tuệ cảm xúc là một tập hợp các kỹ năng linh hoạt có thể được tiếp thu và cải thiện bằng cách thực hành. Mặc dù một số người sinh ra đã có trí tuệ cảm xúc cao hơn những người khác, bạn có thể phát triển trí tuệ cảm xúc cao ngay cả khi bạn không được sinh ra với nó.

Tính cách là mảnh ghép cuối cùng của vấn đề khó giải thích này. Nó là “một đặc điểm” ổn định xác định mỗi người trong chúng ta. Tính cách là kết quả của các sở thích không thể thay đổi, chẳng hạn như xu hướng hướng nội hay hướng ngoại. Tuy nhiên, giống như IQ, tính cách không thể được sử dụng để dự đoán trí tuệ cảm xúc. Cũng giống như chỉ số IQ, tính cách ổn định trong suốt cuộc đời và không thay đổi. Chỉ số IQ, trí tuệ cảm xúc và tính cách mỗi thứ bao phủ một phần riêng biệt và giúp giải thích điều gì làm nên một con người.


Trí tuệ cảm xúc dự đoán hiệu suất làm việc

Trí tuệ cảm xúc có tác động lên sự thành công về nghề nghiệp của bạn bao nhiêu? Câu trả lời ngắn gọn là: rất nhiều! Đó là một cách hiệu quả để tập trung năng lượng của bạn theo một hướng với một kết quả to lớn. TalentSmart đã kiểm tra trí tuệ cảm xúc cùng với 33 kỹ năng làm việc quan trọng khác, và nhận thấy rằng trí tuệ cảm xúc là yếu tố tiên đoán mạnh nhất về hiệu suất, giải thích được 58% sự thành công trong tất cả các loại công việc.

Trí tuệ cảm xúc của bạn là nền tảng cho một loạt các kỹ năng quan trọng – nó tác động đến hầu hết mọi thứ bạn làm và nói mỗi ngày.

Trong số tất cả những người chúng tôi đã nghiên cứu tại nơi làm việc, chúng tôi nhận thấy rằng 90% những người có năng suất làm việc hàng đầu cũng có trí tuệ cảm xúc cao. Mặt khác, chỉ có 20% người có năng suất thấp nhất có trí tuệ cảm xúc cao. Bạn có thể là một người có năng suất cao mà không cần có trí tuệ cảm xúc, nhưng cơ hội là rất mỏng manh.

Đương nhiên, những người có trí tuệ cảm xúc cao kiếm nhiều tiền hơn – trung bình hơn 29.000 đô la mỗi năm so với những người có trí tuệ cảm xúc thấp. Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và thu nhập trực tiếp đến mức mỗi một điểm tăng trong trí tuệ cảm xúc đều làm tăng thêm 1.300 đô la vào mức lương hàng năm. Những phát hiện này đúng với mọi người trong tất cả các ngành công nghiệp, ở mọi cấp độ, ở mọi khu vực trên thế giới. Chúng tôi chưa thể tìm được một công việc mà trong đó hiệu suất và tiền lương không gắn chặt với trí tuệ cảm xúc.

Bạn có thể nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình

Sự giao tiếp giữa “những bộ não” liên quan đến cảm xúc và lý trí của bạn là nguồn gốc của trí tuệ cảm xúc. Con đường cho trí tuệ cảm xúc bắt đầu trong não, ở tủy sống. Các cảm giác chính của bạn đi vào đây và phải đi đến não trước của bạn trước khi bạn có thể suy nghĩ hợp lý về trải nghiệm của mình. Tuy nhiên, đầu tiên chúng sẽ đi qua hệ thống limbic (hệ viền não), nơi mà những cảm xúc được tạo ra. Vì vậy, chúng ta có một phản ứng về cảm xúc với các sự kiện trước khi lý trí của chúng ta có thể tham gia. Trí tuệ cảm xúc đòi hỏi sự giao tiếp hiệu quả giữa các phần trung tâm của não bộ liên quan đến cảm xúc và lý trí.

Theo ieltsplanet.info

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

475 lượt xem