Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Youth Confessions] Chia Sẻ Của Sinh Viên Đại Học Thương Mại: Tớ Đánh Bài Học Hành Như Thế Nào ?

Nhân bài viết của một giáo viên về việc sợ thi cử, t/ e xin kể cho mn câu chuyện nhỏ “T đánh lại áp lực học hành tn? “. Câu chuyện có thể tạo nhiều ý kiến trái chiều, nhưng đây là trải nghiệm của t/e, xin mn giơ cao đánh khẽ.

T là con cả, gđ kiểu gia giáo, tri thức từ đời ông bà ông vải, lại thêm gv nào cũng nhận xét là thông minh. Nền tảng tốt kéo theo áp lực của phụ huynh cũng cao và t ghét điều đó. T ghét áp lực bố mẹ đặt lên, ghét việc bị so sánh vs những đứa trẻ khác, ghét việc bố mẹ tạo quan hệ với gv, ghét dự định vào trường chuyên, trường điểm , đại học danh tiếng của bố mẹ.

Và t dùng trí thông minh vào việc chống đối lại những thứ ấy. T dùng vài cách, một số khá trẻ con nhưng hợp với lứa tuổi của t khi đó. Chẳng hạn:

1. Nói thẳng về việc mình ko thích, mình thấy áp lực. Phụ huynh áp lực về chuyện thi cử của con cái có khi còn gấp chục lần chúng mình. Đôi khi họ ko ý thức được điều đó và đẩy áp lực đó lên con cái. Khi b nói với họ, họ sẽ giảm gây áp lực cho b vì họ sợ điều đó ảnh hưởng tới kết quả của b còn hơn b ấy chứ, Hoặc nói với thầy cô, vì thành tích, vì học sinh, họ sẽ giúp b giảm áp lực.

2. Hãy xác định điểm mạnh/ yếu của các lựa chọn và tìm cho bản thân 1 đường lui. B là 1 cá thể độc lập, b có quyền lựa chọn. Đừng quá phụ thuộc vào quyết định, ý kiến của bố mẹ. Hãy tìm xem trường chuyên, đại học danh tiếng đấy nhưng liệu có phải là tốt nhất với bạn? Liệu cố hết sức vào trường xong b có theo được chương trình học? Liệu môi trường của nó có thực sự tốt đẹp như mn vẫn nói?...Hãy tìm cho mình lựa chọn thứ 2,3. Ko vào được trường chuyên, trường hạng 1 nhưng thử xem lớp chọn trường thường có hơn lớp thường trường điểm. Đại học có thể ko top1 nhưng ngành học biết đâu lại top1. Đừng quá quan trọng học ở đâu, hãy quan trọng học thế nào, học từ ai.

3. Công khai chống cự ko xong thì mình làm ngầm vậy. Ngày trước ôn thi đại học, mình phải học trong các lớp kèm riêng 1 thầy 1 trò hoặc vài trò. Những ngày căng nhất lịch học của t thẳng từ 5h sáng tới 11h đêm mới về nhà ăn tối r lại học tới 2-3h sáng. Nếu chăm chăm theo cái lịch ấy với 6-7 lớp học thêm thì t ko sống nổi. Vậy nên thay vì để gv tới nhà, tụi mình xin tới nhà thầy cô dạy kèm. Học 1h nghỉ 1h. Có hôm trốn ở nhà thầy cô ngủ hoặc cắm đầu làm nhanh cái đề cho cô chấm r xin đi mua đồ, trốn một mạch 30’ mới quay lại. Học lớp đông thì bàn nhau mua đồ liên hoan, xin đổi lịch để nghỉ tập thể, học bù gì đó tính sau. Ko thích thi trường chuyên, thuyết phục phụ huynh ko được, vậy thôi thành tích, thi thử môn chuyên điểm thấp về cho phụ huynh coi, kêu sức con ko đậu nổi, h bắt con thi trường chuyên ko đậu thì ba mẹ chịu ko? Tới lúc đó áp lực ba mẹ đặt vào cũng sẽ ko nặng nề như ban đầu nữa. thi chuyên thì cứ thi hết sức, đậu được phụ huynh còn hạnh phúc hơn, mà ko đậu thì cũng đỡ hơn vì đã nói trước là sức con ko tới.

4. Trốn học mà sợ gv gọi điện cho phụ huynh? Thế thì giả ốm, xác định hôm ấy bài học ko quá quan trọng, mất 1 buổi hôm ấy ko ảnh hưởng tới hòa bình thế giới, thì b cứ gào lên con đau bụng, con bị sôt r. Nhớ áp trán hoặc thả cặp nhiệt độ vào cốc nước nóng, chạy qua chạy lại cái WC trước cho phụ huynh thấy. Ko thì nhắn tin xin gv nay e trùng lịch học bù, bài quan trọng, cho e nghỉ 1 hôm. Trốn thì trốn công khai chứ lén lút mệt não lắm.

5. Xem nhẹ áp lực. Nói thì nhẹ nhàng nhưng thực ra ko phải ai cũng có tâm lý đủ mạnh để theo cách này. T thường tự thôi miên bản thân rằng “ Ko đỗ c3 thì lấy chồng thôi”, “ Đại học thi lại được chứ c3 thì ko, ko muốn lấy chồng thì lấy não ra”. “ Đại học ko học trường này thì học trường kia,quan trọng là mình đạt được gì thôi. Bằng cấp ở đâu chả thế. Cao đẳng h còn liên thong được. Trượt thì thôi.”

Dù sao cũng cảm ơn 7 năm từ lớp 6-12 đã giúp t nghĩ được 1001 cách chống lại các thể loại áp lực, áp đặt từ phụ huynh và cũng giúp t quen với áp lực trước khi bước vào cái xã hội đầy giông bão này.

Các e trai, e gái sắp bước vào thi cử à! Cứ tự tin vào bản thân,làm hết sức mình. Cùng lắm thì thua keo này ta bày keo khác. Đừng sợ trượt vì ở VN e trượt chỗ này vẫn đỗ được chục chỗ khác. Phật dạy rồi "Bất cứ điều gì xảy thì đó chính là điều nên xảy ra" và nó giúp chúng ta học ra bài học để tiến về phía trước. Đừng sợ bố mẹ trách mắng. Hổ dữ còn chẳng ăn thịt con. Họ mắng vài câu cho hả giận, e cũng chẳng mất miếng thịt nào. Họ hi vọng nhiều hơn nên khủng hoảng cũng lớn hơn. Sau vài ngày, họ sẽ chuyển qua giai đoạn chấp nhận và thích nghi thôi. Ai chẳng thế.

Vậy nên cố lên các e, giông bão còn nhiều và to lắm. Mới cơn bão số 1 trong cuộc đời các e thôi.

Author: Ling Nhi


Giới trẻ Việt Nam thiếu định hướng nghề nghiệp, các anh chị hãy cùng YBOX giúp các bé một tay vì một thế hệ trẻ không lãng phí bao năm đại học bằng những chia sẻ rất thật của mình tại đây nhé: http://bit.ly/YboxShare2017 🍁

(*) Đăng kí làm CTV cho dự án Youth Confessions để có cơ hội đóng góp cho cộng đồng và tích lũy them những kiến thức định hướng cho nghề nghiệp tại đây: http://bit.ly/YouthCfs-Ybox

Đọc và chia sẻ nhiều hơn tại:  https://www.facebook.com/YboxConfession/posts/626625267730446

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

88 lượt xem