Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo] 10 Cách Để Kiềm Chế Cảm Xúc Khi Tức Giận

Có nhiều cách để giữ bình tĩnh khi bạn cảm thấy bị người khác đối xử tồi tệ.

 

Hãy bắt đầu với vài câu hỏi tự kiểm điểm bản thân, mặc dù bạn có thể thấy mình chẳng mấy liên quan đến các câu hỏi sau đây nhưng giả sử, vợ/ chồng/ người yêu của bạn có liên quan:

 Theo cuốn sách "10 cách để ngưng cáu bẳn", của Ken Wert,

·      Bạn hay nổi cơn tam bành chỉ vì những thứ nhỏ nhặt?

·      Có phải mọi người nói bạn hay “giận cá chém thớt”, “chuyện bé xé ra to” không?

·      Bạn có thường xuyên hiểu lầm về mọi việc?

·      Mọi người có cảm thấy họ buộc phải “cẩn trọng trong từng lời ăn tiếng nói” của mình để tránh làm bạn phật ý không?

·      Mọi người có coi bạn là người “quá đề phòng” không?


 

Hy vọng rằng, khi nghe tới những đặc điểm này – hay những cáo buộc này – bạn sẽ cảm thấy chúng quá cường điệu so với bản chất thật của bạn. Nhưng cho dù đó có phải là nguyên nhân hay không, thì việc bạn nhận ra rằng việc chúng ta dễ cảm thấy bị xúc phạm vốn là chuyện không hiếm gặp trong cuộc sống, là điều rất cần thiết. Do đó, tất cả chúng ta đều nhạy cảm với những phản ứng tiêu cực điển hình như trên khi bạn nhận ra người khác trở mặt và buông lời xúc phạm bạn.


Ngoài ra, khi các “công tắc nhạy cảm” của bạn bị kích bật, bạn sẽ phải trải qua “một mớ” cảm xúc, tất cả, thẳng thắn mà nói, rất tiêu cực. Bạn có thể cảm thấy cáu kỉnh, buồn bã, tức giận, bực dọc, cáu điên hoặc phẫn uất. Hoặc, nếu nghiêng về thái cực phản ứng trái chiều, thì bạn có thể cảm thấy bị tổn thương, bị sỉ nhục, đau lòng, bị coi là thấp kém, khó chịu, bối rối, hoặc giơ tay lên trời trong nỗi thất vọng tuôn trào với đầy bực tức.

 

Nhưng trước khi khám phá các giải pháp khác nhau cho sự đau khổ, tự áp đặt của bạn, bạn nên hiểu một số sự thật cơ bản xoay quanh hiện tượng quá quen thuộc này về việc bạn hoặc người khác dễ cáu điên.

 

Tương tự như sự tức giận, phản ứng của việc "phát tiết" đến từ những gì người khác đã nói hoặc làm là một cảm xúc do đạo đức chi phối. Điều này, thực chất, đều đến từ cảm giác của bạn khi bị đối xử bất công. Nếu có một mẫu số chung duy nhất trong việc bị người khác xúc phạm, thì bạn nên ngầm hiểu rằng, đó là vì bạn nhận thấy bản thân đã bị đánh giá hoặc đối xử một cách bất công. Một cá nhân khác đã coi thường bạn, một người thô lỗ, hung hăng, một kẻ bắt nạt, hèn hạ hoặc bêu rếu thẳng thừng. Và với bạn, điều đó không đáng – hay “Như thế là quá bất công!”.

 

Lúc này hay lúc khác, không nghi ngờ chúng ta phải chịu đựng những lời nhục mạ, hoặc thách thức đối với niềm tự hào, phẩm giá hay lòng tự trọng của chúng ta hoặc nói chung là hình ảnh bản thân. Bởi vì sự tự tin hoặc lòng tự trọng của chúng ta có thể không được vun đắp trọn vẹn từ bên trong, nên cái tôi của chúng ta bằng cách nào đó vẫn cảm thấy bị uy hiếp. Và vì vậy, chúng ta cảm thấy buộc phải chống lại đối phương, người mà ngay lúc đó bạn cảm thấy như kẻ thù của mình, mặc dù họ có thể là người mà chỉ vài giây trước, chúng ta yêu và quan tâm nhất.

 

Mặc dù chúng ta có thể miễn cưỡng thừa nhận nó, nhưng cách chúng ta nhìn nhận bản thân hầu như bị chi phối bởi việc chúng ta tin vào cái nhìn của người khác về chính chúng ta. Khi còn nhỏ, chúng ta không thể nhận thức chính mình ngoài việc chúng ta cảm thấy gia đình coi trọng chúng ta như thế nào. Và đối với quá nhiều người trong chúng ta, ngay cả khi trưởng thành, chúng ta vẫn dựa dẫm vào sự tán thành của người khác nếu chúng ta muốn chấp nhận bản thân. Vì vậy, sự ngờ vực bản thân đã được chúng ta nuôi dưỡng từ trong quá khứ - một phần của sự tự ngờ vực đó vẫn còn đeo bám chúng ta bên dưới lớp vỏ bọc trưởng thành – điều này có thể dễ dàng được khơi dậy lại trong hiện tại nếu có ai đó xuất hiện để đặt câu hỏi cơ bản về sức hấp dẫn, năng lực, giá trị hoặc tính toàn vẹn của chúng ta.


Như thường lệ, khi bạn phản ứng mạnh mẽ với những gì người khác cho là một vấn đề tương đối nhỏ, là bởi vì nó vô tình nhắc nhở bạn về một vấn đề đáng lo ngại chưa được giải quyết, hoặc thậm chí là một biến cố đau lòng mà bạn từng trải qua khi còn trẻ. Vì vậy, thật khập khiễng khi so sánh giữa việc người ngoài đánh giá những phản ứng của bạn, là đáng ngạc nhiên hoặc đáng báo động về việc bạn nóng tính đến mức nào, trong khi đó, bạn lại không cảm thấy như vậy bởi vì những phản ứng mà người ta coi là “giận cá chém thớt” của bạn thực ra đã đụng đến những mảnh vụn quá khứ còn sót lại trong bạn. Sau tất cả, đó chính là nhân tố góp phần “cường điệu hoá” phản ứng của bạn.

 

Theo một nghĩa nào đó, không ai khác ngoài bạn là kẻ hay cá nhân hoá mọi chuyện và hầu như tất cả mọi người đều thế. Vì khi còn nhỏ, bạn chỉ có thể hiểu những sự kiện bên ngoài cuộc đời bằng cách liên hệ chúng với cuộc sống chính bạn theo một cách rất tùy tiện. Là một người trưởng thành, bạn chắc chắn hiểu rõ hơn, nhưng đứa trẻ bốc đồng vẫn tiếp tục cộng hưởng bên trong bạn có thể khiến bạn không thể có cái nhìn khách quan hơn về tình huống hiện tại – mà nếu bạn có thể nhận định chính xác, chắc chắn sẽ kiềm chế được ngọn lửa khát khao được chứng minh mình mới là đúng trong bạn.

 

Tất nhiên, khi bạn thực sự “để lửa giận tung hoành”, bạn thường chỉ làm cho tình huống giao tiếp cá nhân trở nên vô cùng tồi tệ. Và một nỗ lực khẩn cấp như vậy nhằm trả đũa lại hiếm khi có tác dụng dù trên thực tế là có thể. Tuy nhiên, phản ứng này vẫn mang tính chất nguyên thủy, bản năng và khá thông dụng. Khi cái tôi của bạn cảm thấy bị đe dọa, bạn chỉ có thể vừa tự vệ vừa trả đòn, hoặc dồn toàn bộ năng lượng của bạn để xây dựng tuyến phòng thủ tốt nhất, hợp lý nhất mà bạn có thể làm.

 

Vì vậy, nếu chúng ta phải phân loại vô vàn nhân tố khác nhau có thể xúc phạm bạn – khiến bạn cảm thấy bị đe dọa, bị xúc phạm hoặc lạm dụng, chúng là tác nhân chính khiến việc bạn cảm thấy:

 

·      Bị hạ thấp, hạ cấp, hoặc hạ đẳng hơn;

·      Bị thương hại hoặc bị coi thường (thí dụ, bởi vì một người khác kết luận bạn cần có họ giúp đỡ, trong khi bạn cảm thấy mình hoàn toàn có đủ điều kiện để tự mình hoàn thành dự án hoặc nhiệm vụ);

·      Bị chỉ trích, đổ lỗi, quy tội, hoặc bị trừng phạt;

·      Bị phân biệt đối xử (một nhận xét nào đó dành cho bạn thể hiện sự phân biệt giới tính, tuổi tác, tinh hoa, phân biệt chủng tộc, định kiến ​​tôn giáo, v.v.);

·      Bị bỏ qua, bác bỏ, bị đẩy ra chỗ khác, hoặc bị từ chối;

·      Bị đối tượng hóa (ví dụ: bạn được người ta khen ngợi về vẻ đẹp ngoại hình hoặc hình thể, nhưng bạn lại cảm thấy bị sỉ nhục với tư cách là một đối tượng tình dục);

·      Bị biến thành nạn nhân, bị bóc lột, hoặc bị bức hại;

·      Bị coi là không đủ năng lực xã hội (vì bạn mang trong mình thông điệp, dù đúng hay sai, nhưng bạn thiếu đi các kỹ năng xã hội cơ bản nhất);

·      Cảm thấy mình ngu ngốc, vô dụng hoặc không quan trọng (ví dụ: đối với nguồn lực, sự góp ý hoặc đề nghị giúp đỡ từ phía bạn, dù không thực sự bị người khác mắng thẳng vào mặt, nhưng ít nhất là bạn bị họ từ chối); và

·      Bị buộc tội vô đạo đức, gian lận, cẩu thả, không đáng tin cậy hoặc ích kỷ.

 

Rõ ràng, khi bạn càng dễ bị tổn thương khi “nút phản ứng của bạn” là “ Tôi thực sự thấy mình bị xúc phạm!” bật lên, thì càng nhiều sức lực bên trong mà bạn sẽ cần huy động để phát triển bức tường bảo vệ bản thân khỏi những phản ứng đau đớn như vậy.




Dưới đây là 10 biện pháp khắc phục sự quá mẫn cảm đối với những hành vi và ý kiến của người khác. Một khi được tổng hoà với nhau, chúng sẽ giúp bạn sở hữu quyền trở thành vị trọng tài cuối cùng phân định giá trị của bạn thay vì trao nó cho người khác. Và một khi bạn làm như vậy – một cáhc rất tò mò, bình tĩnh, can đảm và ôn hoà – và sau đó, bất kể người nào khác có ý định xúc phạm bạn (hay không), thì bạn vẫn sẽ có cách để xử lý các tình huống đầy thách thức đó theo cách mà bạn sẽ không phải hối tiếc sau này:

 

1. Ngưng phán xét về ý định ác độc của người khác.


Related image

Nếu bạn có khuynh hướng tự mình thiên về tiêu cực, bạn cũng có khả năng hướng sự tiêu cực đó vào cách người khác cảm nhận về bạn. Bạn có thể thích đọc những gì họ nói có tác động bất lợi đối với bạn. Nhưng bạn cần nhận ra rằng bạn có thể vô thức kết luận để xác nhận sự nghi ngờ của chính bạn. Biết rằng bạn có xu hướng hiểu sai tâm ý mọi người, vì thế, hãy căng mắt và tai ra để xác thực rằng thực tế họ đã làm điều đó có đồng nghĩa với những gì bạn cho là họ đã làm. Khi cuộc đối thoại của bạn với họ tiến triển, bạn cũng có thể phát hiện ra rằng họ thực sự không có ý xúc phạm gì cả. Có thể, như người ta có câu, mọi chuyện là do bạn cả nghĩ

 

2. "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói"


Trước khi bị những kết luận xúc phạm nhân phẩm lôi tuột đi một cách hết sức phi lý, hãy tự hỏi liệu phản ứng ngay lập tức của bạn có quá cường điệu không?

Hãy tự hỏi bản thân bạn thực sự phản ứng với điều gì, tại sao bạn lại cảm thấy “cường điệu hoá” như vậy, và bạn có đang tạo ra quá nhiều cảm xúc gì đó không hề nhỏ, tầm thường hay không đáng kể. Hãy nhớ rằng, khi bạn phản ứng thái quá, chính là phần đứa trẻ trong bạn, đứa bé ấy đang tạm thời nắm giữ các cơ quan điều khiển tâm lý và tình cảm của bạn. Vì vậy, hãy bắt đầu nói chuyện, một cách đồng cảm, với đứa trẻ đầy tổn thương, bất mãn trong lòng, đứa trẻ vừa bị đụng chạm vào những nỗi đau tinh thần không bao giờ nguôi ngoai, chứ không phải cãi nhau tay đôi với người khiến bạn “sôi máu”. Bạn sẽ cần học cách trấn an đứa trẻ từng bị chỉ trích quá mức rằng: về cơ bản là bạn ổn, mặc dù bạn có thể thất bại ở điều gì đó, hoặc bị hiểu lầm, hoặc bị cáo buộc sai về những hành vi sai trái.

 

3. Ngừng hoài nghi. Hãy rộng lượng


Nếu người khác không rõ ràng đã xúc phạm, hay phân biệt đối xử hoặc đối xử tệ với bạn trong quá khứ, hoặc nói xấu bạn với người khác, đừng nghi ngờ nữa hãy bỏ qua cho họ.


Image result for people hugging

Việc mô tả động cơ xấu xa của người này cho người kia biết thường không phải là một chiến lược hay để giành chiến thắng. Hãy nhắc bản thân rằng hầu hết mọi người không chủ động khiến người khác cảm thấy xấu hổ về bản thân họ. Do đó, hãy xem liệu bạn có thể kiểm định sự hoài nghi về cơ bản là cơ chế tự bảo vệ của bạn hay không. Và, đồng thời nên tính đến việc hầu hết mọi người đều không biết cách thể hiện quan điểm của mình một cách tinh tế nhất, vì vậy, mặc dù bạn có thể bị xúc phạm bởi lời nói của họ, nhưng mục đích của họ có thể chân thành hơn cả mong đợi của bạn đấy.


 

4. Nếu người khác chắc chắn đang chỉ trích bạn, hãy tự hỏi liệu đánh giá tiêu cực của họ có thể được xem là mang tính xây dựng hay không.

 

Bạn sẽ học được cách cải thiện bản thân hoặc vượt qua những hạn chế hoặc điểm yếu nhất định, nếu bạn cảm thấy buộc phải chống lại bất kỳ hay tất cả những lời chỉ trích chỉ vì bạn cảm thấy quá đe dọa hoặc xấu hổ. Vì vậy, khi phải đối mặt với những lời chỉ trích, điều quan trọng là bạn thay đổi sự tập trung của mình và suy nghĩ xem liệu phản hồi tiêu cực của họ có thể giúp bạn phát triển và phát triển hơn nữa các kỹ năng, hiểu biết hoặc lòng trắc ẩn của bạn trong các lĩnh vực đằng nào cũng bị người ta phê bình hay không.

 

5. Hãy xem xét rằng khả năng phản ứng của bạn có thể được liên kết chặt chẽ với sự tự tiếp thu của bạn.

 

Một bài báo học thuật xuất sắc về chủ đề này, có tên là: Cảm giác bị xúc phạm: Một cú đánh trời giáng vào hình ảnh của chúng ta và Các mối quan hệ xã hội của chúng ta (I. Poggi & F. D'Errico, 2018), đã thảo luận về cảm giác bị xúc phạm như một trong những cái gọi là “ những cảm xúc có ý thức”. Và khi bạn tập trung vào chính mình, bạn không còn quan tâm đến người khác. Thế nhưng, khi ấy, liệu bạn có thể thoát khỏi sự bất an đầy lo lắng của bạn và đánh giá lại tình hình hiện tại từ một quan điểm khác biệt từ quan điểm của bạn hay không?

 

6. Hãy hít một hơi thật sâu, thư giãn và tách mình ra khỏi “mớ bòng bong” cảm xúc.


Tuy nhiên, hãy nhớ rằng cho dù bạn có thể vỗ ngực tự cho mình là trung tâm ra sao (như, với bất cứ điều gì ở mức độ nào, tất cả chúng ta đều là thế - vì còn ai có thể là trung tâm của vũ trụ của bạn, ngoài bạn?), thì thế giới này cũng không hề chỉ xoay quanh một mình bạn. Người đã xúc phạm bạn có thể chẳng mảy may nghĩ đến bạn trong đầu khi họ thốt ra bất cứ điều gì họ đã thốt. Bạn có thể đơn thuần là đã cảm thấy như vậy đấy. Vì vậy, hãy cẩn thận không để lời nói của họ xúc phạm bạn nhé. Hãy xem xét liệu hiệu ứng đối kháng trong cách nói của họ có thể không đến từ họ mà từ một cái gì đó bên trong bạn. Ngoài ra, hãy cân nhắc rằng nếu họ đang ngà ngà say, hay trong tâm trạng tồi tệ hoặc tâm trạng cáu kỉnh, thì tốt nhất bạn nên chứng kiến ​​hành vi thiếu văn minh của họ ở khoảng cách xa hơn là để nó ảnh hưởng đến cá nhân bạn.

 

7. Học cách thiền định hoặc trau dồi một kỹ thuật làm dịu sâu như thở bụng, hình dung, hình ảnh hướng dẫn, tự thôi miên, scan cơ thể và thư giãn cơ tiến bộ, yoga, thái cực quyền, khí công, vân vân.


Như một tác giả đã chỉ ra: “Không có gì đánh bại được thứ thiền định nuôi dưỡng một không gian thanh thản và an yên cho tâm hồn. Nó cho phép bạn vượt lên trên những cảm xúc nhỏ nhặt như ghen tuông, đố kị, oán giận và ham muốn trả thù. . . . Một khi được phát huy, đó sẽ là một trạng thái tâm trí bạn có thể dễ dàng duy trì. . . [và] giúp chúng ta phát triển nhận thức cao hơn, từ đó giúp chúng ta nắm bắt được các yếu tố kích động trước khi các yếu tố kích động tóm lấy chúng ta và đánh bại ta (James Pointon, “Dễ Dàng Bị Kích Động Ư? 7 Cách Hiệu Quả Để Ngừng Cảm Thấy Bị Xúc Phạm”)

 

8. Tự hỏi bản thân xem bạn có phải là người đầu tiên bị xúc phạm không.

 

Nếu bạn có thể trở nên ít tự cao hơn, bạn thực sự có thể nhận ra rằng một cá nhân khác không có ý xúc phạm bạn hoặc việc bạn dễ bị họ xúc phạm là kết quả của việc bạn đã xúc phạm họ từ trước đó. Nói chung, khi chúng ta tự khắc phục một cách có ý thức về cách người khác đánh giá chúng ta, chúng ta có thể dễ dàng không để ý được về những gì xảy ra với họ ngoài chính chúng ta. Vì vậy, hãy kiểm tra khả năng này. Nếu như nó thực sự xảy ra với bạn, thì không phải người khác, mà chính bạn mới là người cần phải xin lỗi, và ngay cả khi bạn chỉ đơn giản là nói sai chính tả, dù không có chút động lực tiêu cực nào.

 

9. Phát hiện bản thân đang cố công tìm kiếm những thứ có thể xúc phạm bạn.

 

Trớ trêu thay, một cách để nâng đỡ cái tôi không ổn định và củng cố cảm giác vượt trội so với người khác là bắt họ nói hoặc làm điều gì đó nhằm hợp pháp hóa sự từ chối từ bạn. Một thói quen như vậy cũng có thể là một cách để xác nhận hoặc an ủi bản thân, và do đó tạm thời ngụy trang cho sự nghi ngờ bản thân. Nhưng kết quả cuối cùng của nó là giữ cho bạn trong trạng thái căng thẳng và đau khổ không cần thiết. Nhận ra rằng tốt hơn hết bạn nên tập trung vào những thất bại của riêng bạn và cách tốt nhất để cải thiện chúng thay vì tự vệ bằng cách chuyển hướng sự chú ý của bạn đến sai sót của người khác.

 

10. Hạ thấp kỳ vọng của bạn về người khác và cả bản thân bạn nữa.


Mọi người có thể không đồng cảm, nhạy cảm hoặc phản ứng nhanh như bạn kỳ vọng. Họ có thể thiếu cẩn thận hoặc thiếu quan tâm. Vì vậy, liệu bạn có thể đơn giản là đáp ứng những thiếu sót của họ không, cuối cùng, sự lựa chọn là của bạn về việc bạn có chấp nhận người khác như chính họ hay không và không áp đặt cho họ những tiêu chuẩn mà họ không thể, hay sẽ không bao giờ tuân theo? Thành thật mà nói, hầu hết những thất vọng mà chúng ta gây ra cho bản thân đều liên quan đến lý tưởng cá nhân – thường là tính cầu toàn – mà chính chúng ta có thể gặp khó khăn trong việc tuân theo lý tưởng đó. Rốt cuộc, những lý tưởng này chủ yếu là để thể hiện khát vọng thôi, không ư?

 

Nếu bạn có thể giảm xuống các tiêu chuẩn không thực tế của mình, bạn sẽ thấy mình bớt khó chịu hơn bởi sự phẫn nộ, nhẫn tâm hoặc vô tâm của người khác. Hầu như được đảm bảo, sự thay đổi bản thân sẽ góp phần vào hạnh phúc và sự an tâm của bạn. Và tất cả những điều này sẽ dễ dàng thực hiện hơn nhiều nếu trước tiên bạn có thể tử tế hơn và chấp nhận bản thân bạn vô điều kiện – từ mụn trứng cá đến tất thảy thói hư tật xấu.

 

Tóm lại, có lẽ giải pháp tốt nhất để chống lại một người làm một việc mà hầu hết mọi người coi là xúc phạm chính là trong việc nâng cao sự tự tin và tự trọng của bạn. Vì việc nâng cấp hình ảnh bản thân của bạn có thể góp phần khiến mọi người bớt vô cảm với bạn. Và nếu bạn phát hiện ra một yếu tố của sự thật trong lời nói của họ (tuy nhiên được thể hiện một cách khéo léo) thì sức mạnh bên trong bạn có được như vậy có thể cho phép bạn – không cần phòng thủ  - mà lại cải thiện được hành vi của chính bạn. Như Poggi và DỉErrico (đã trích dẫn ở trên) nhận định rằng: “Lòng tự trọng cao có thể bảo vệ một người chống lại cảm giác xúc phạm và một “mớ bòng bong” những cảm xúc tiêu cực được kích động bởi sự xúc phạm.”

 

Cuối cùng, việc chống lại kẻ thù thực sự hoặc được cho là kẻ thù của bạn là một việc làm vô ích. Tốt hơn hết hãy tìm hiểu làm thế nào để khẳng định bản thân bạn khách quan, không phụ thuộc vào quan điểm mọi người. Đó là những gì giúp bạn miễn dịch và chống lại những gì trước đây có thể đã làm suy giảm ý thức về bản thân và các mối quan hệ của bạn. Và suy ngẫm tất cả những lợi thế của việc bồi dưỡng một lập trường không tĩnh tại không suy chuyển như vậy đối với người khác.

 

Và, hãy nhâm nhi câu nói này: Một khi da bạn được nâng tầm “dày dặn” hơn, bạn sẽ bớt cảm thấy phiền lòng bởi người khác.


----------
Tác giả:  Leon F Seltzer Ph.D.
Dịch giả: Nguyễn Việt Phương- ToMo - Learn Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Nguyễn việt Phương - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày!
(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

398 lượt xem